• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

IMF đánh giá cao các biện pháp chính sách của Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Ban Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cao việc các nhà chức trách Việt Nam đã áp dụng nhiều chính sách để giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19 trong lúc vẫn duy trì thành công sự ổn định ngân sách, năng lực trả nợ quốc tế và ổn định tài chính, đồng thời triển khai chiến dịch tiêm chủng ấn tượng và triển khai chương trình phục hồi kinh tế.

06/07/2022 10:19
IMF đánh giá cao các biện pháp chính sách của Việt Nam - Ảnh 1.

Bài viết về kết luận sau cuộc tham vấn thường niên giữa Ban Điều hành IMF và Chính phủ Việt Nam - Nguồn: IMF.org

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong thông cáo báo chí mà Văn phòng Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF ở Tokyo (Nhật Bản) đưa ra sau cuộc tham vấn thường niên gần đây giữa Ban Điều hành IMF và Chính phủ Việt Nam.

Theo đánh giá của Ban Điều hành IMF, kinh tế Việt Nam đang duy trì đà phục hồi, với doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và số lượng doanh nghiệp thành lập mới đều đang tăng.

IMF dự báo năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 6%  trong bối cảnh hoạt động bình thường hóa vẫn đang tiếp tục và Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế (PRD).

Tuy nhiên, Ban Điều hành IMF khuyến cáo sự phục hồi của thị trường lao động ở Việt Nam vẫn còn chậm do tình trạng thiếu việc làm vẫn ở mức cao. Về lạm phát, dù thời gian gần đây giá hàng có hóa tăng và sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng, nhưng tỉ lệ lạm phát hiện nay của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với trần lạm phát của Ngân hàng Trung ương.

Vì vậy, Ban Điều hành IMF kêu gọi Việt Nam hoạch định chính sách một cách linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với đà phục hồi và nguy cơ xuất hiện các rủi ro.

IMF cũng nêu bật vai trò của chính sách tài khóa và khuyến nghị Việt Nam điều chỉnh chính sách tài khóa một cách linh hoạt sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế đang phát sinh. Cơ quan này cũng hoan nghênh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu, hiệu quả chi tiêu và kiên định thực hiện chương trình.

 Bên cạnh đó, Ban Điều hành IMF cho rằng chính sách tiền tệ cần phải linh hoạt và cảnh giác với các rủi ro lạm phát, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý các khoản vay có vấn đề, bình thường hóa các quy định về giãn nợ một cách kịp thời và giám sát chặt chẽ các rủi ro trong lĩnh vực bất động sản. Mặt khác, Ban Điều hành IMF cũng hoan nghênh các bước đi gần đây của Việt Nam hướng tới sự linh hoạt hơn về tỉ giá hối đoái và hiện đại hóa chính sách tiền tệ, đồng thời khuyến khích các nỗ lực tiếp tục theo hướng này.

 Ban Điều hành IMF còn nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng. IMF đánh giá cao chương trình nghị sự đầy tham vọng về môi trường của Việt Nam và kêu gọi chuyển các mục tiêu thành các hành động chính sách cụ thể./.

theo TTXVN/IMF