• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Indonesia: Núi lửa phun trào, nhiều người bị vùi dưới tro dày

(Chinhphu.vn) - Nhà chức trách Indonesia đang tiếp tục tìm kiếm thi thể những nạn nhân bị vùi dưới lớp tro dày sau khi núi lửa Sinabung phun trào vào ngày 1/2.

03/02/2014 08:00
Núi lửa Sinabung phun trào mang theo đá nóng và tro phủ kín một khu vực rộng lớn.
Núi lửa Sinabung phun trào mang theo đá nóng và tro phủ kín một khu vực rộng lớn với dung nham phụt cao tới 2000m vào không khí. Đã tìm thấy 15 thi thể vào hôm xảy ra vụ việc, tuy nhiên vẫn còn nhiều nạn nhân chưa được tìm thấy xác.

Lực lượng cứu hộ Indonesia ngày 2/2 tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích. Hy vọng tìm thấy những người còn sống sót trong lớp tro nóng và dày đến 30cm là rất mong manh.

Quan chức Indonesia đã triển khai quân đội và cảnh sát với khoảng 170 người được trang bị bình oxy đến khắp ngôi làng Sukameriah, nơi chỉ cách miệng núi lửa Sinabung 2,7 km và thuộc “khu vực đỏ” xung quanh núi lửa.

Theo Người phát ngôn Cơ quan Kiểm soát và Giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia, hiện chưa thể xác định số người mất tích sau khi núi lửa phun trào, nhưng ông lo ngại rằng số người chết có thể còn tăng cao.

Với chiều cao 2.475 m, núi Sinabung đã “ngủ yên” trong gần 400 năm và bắt đầu hoạt động trở lại vào tháng 9/2013, khiến 30.000 người sống xung quanh đó phải sơ tán. Đây là nơi có những quần đảo lớn nhất Indonesia nhưng lại là khu vực đầy bất ổn khi thường xảy ra những cơn địa chấn, khiến nó được gọi tên “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.

Anh Thơ