• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

JICA cam kết đồng hành và phát triển cùng Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam thông qua nguồn vốn ODA, thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

Bài viết Hương Giang

18/05/2023 14:38
JICA cam kết đồng hành và phát triển cùng Việt Nam 1 - Ảnh 1.

Ông Kubo Yoshitomo Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam - Ảnh: VGP

Ông Kubo Yoshitomo, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam bày tỏ mong muốn trên khi trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm "đất nước mặt trời mọc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tham dự Hội nghị cấp cao G7 mở rộng theo lời mời của Chính phủ Nhật Bản.

Dấu ấn JICA

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á".

Ông Kubo Yoshitomo đánh giá năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Nhật Bản và cũng là năm đặt dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ song phương.

Đặc biệt, hợp tác kinh tế đã tăng đều kể từ khi Nhật Bản bắt đầu cung cấp viện trợ chính thức (ODA) cho Việt Nam vào năm 1954, với tổng số vốn ODA lũy kế hơn 3.000 tỷ yên (tương đương khoảng 600.000 tỷ đồng).

Theo đó, tổng vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm hơn 30% tổng vốn ODA cam kết của cộng đồng quốc tế, đưa Nhật Bản trở thành nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam trong số các nước thành viên OECD.

Các dự án ODA của Nhật Bản tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm như giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng đô thị, đồng hành hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế xã hội.

Hợp tác giữa hai bên đã để lại nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng qua việc đầu tư xây dựng 3.300 km đường bộ, tương đương 70% đường hai làn tiêu chuẩn cao tại Việt Nam và các nhà máy điện với tổng công suất 4.500 MW, tương đương 10% sản lượng điện quốc gia của Việt Nam. 

Bên cạnh hợp tác về phần cứng trong xây dựng cơ sở hạ tầng như trên, hai bên cũng phối hợp trong hợp tác phần mềm như lĩnh vực giáo dục đào tạo với dự án Đại học Việt Nhật (triển khai từ năm 2016) và hỗ trợ ban hành Luật Dân sự.

Trong lĩnh vực y tế, JICA tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam thông qua hợp tác tăng cường hệ thống y tế tại ba bệnh viện nòng cốt là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thời gian qua, JICA đã tích cực phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế để cung cấp vận chuyển vaccine, trang thiết bị y tế cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy nguồn cung cấp năng lượng trung hòa carbon ổn định, bên cạnh Dự án điện gió trên đất liền tại tỉnh Quảng Trị được quyết định đầu tư theo hình thức cho vay đầu tư hải ngoại, JICA cũng phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tài trợ vốn cho dự án nhà máy sản xuất phân compost và lò đốt rác phát điện tại tỉnh Bình Dương. 

Tại Việt Nam, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng là nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ chất thải gia tăng, Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân compost, đồng thời xây dựng lò đốt rác phát điện sẽ góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn mà Việt Nam đang định hướng.

Về một số kiến nghị, đại diện JICA cho biết trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, không chỉ JICA mà các nhà tài trợ khác cũng đang gặp vấn đề chung là nhiều dự án bị đình trệ, giải ngân chậm trễ do sự phức tạp và chồng chéo trong các thủ tục theo quy định của Việt Nam, nhiều dự án cần phải đợi lãnh đạo cấp cao phê duyệt đối với những thay đổi rất nhỏ trong dự án.

Đại diện JICA hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có những quyết sách để giải quyết các vấn đề này, đẩy nhanh việc xử lý các thủ tục, thúc đẩy hoàn thành sớm các dự án.

Bốn trọng tâm hợp tác trong tương lai

Trong thời gian tới, theo ông Kubo Yoshitom, JICA sẽ tập trung hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trên 4 lĩnh vực.

Thứ nhất là hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam, tiêu biểu là tuyến đường sắt đô thị TPHCM và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Thứ hai là hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh Dự án Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Nhật Bản đã và đang tiếp tục hỗ trợ Đại học Cần Thơ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam kể từ năm 1969 đến nay.

Thứ ba là hợp tác trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh hợp tác thông qua 3 bệnh viện nòng cốt, JICA sẽ hỗ trợ thiết lập hệ thống đào tạo từ xa tại các cơ sở y tế địa phương ứng dụng kỹ thuật chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, JICA sẽ tiếp tục hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học nhằm hỗ trợ Việt Nam cải tiến kỹ thuật phục hồi chức năng, chăm sóc điều dưỡng để đối phó với tình trạng già hóa dân số đang trở thành một vấn đề mới tại Việt Nam.

Thứ tư là hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu. Tiếp theo dự án phát triển điện gió tại tỉnh Quảng Trị, JICA đang xem xét các khoản tín dụng mới cho vay nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất điện mặt trời và điện gió tiếp theo.

Ngoài ra, JICA sẽ sử dụng Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) thông qua các hoạt động trồng rừng, bảo vệ môi trường thiên nhiên nhằm hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, góp phần thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về trung hòa carbon vào năm 2050.

"Mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử. Trong thời gian tới, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa đóng góp cho phát triển của Việt Nam thông qua nguồn vốn ODA, góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển", ông Kubo Yoshitomo kết luận./.

Hương Giang