• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ka-52K “khắc tinh” của mọi hạm tàu

Ka-52K là thế hệ trực thăng tiến công mới nhất của Nga. Nó trang bị các hệ thống điện tử, vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên mặt đất.

16/08/2012 17:23

 

Trang bị rađar tiên tiến

Hải quân Nga đang thiết kế một biến thể của trực thăng Ka-52 Alligator đặt tên là Ka-52K. Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu, số giờ hoạt động của động cơ Ka-52K phải đạt 500 giờ.

Đáng chú ý nhất là chóp mũi Ka-52K được lắp radar AESA Zhuk-A, đường kính anten 624 mm. Đây là ra đa mảng pha, quét theo giai đoạn, hiện loại radar này đang lắp trên máy bay chiến đấu MiG-35.

Radar này có vùng quét: góc phương vị là 85 độ, quét góc tà từ (âm) 40 độ đến (dương) 56 độ. Nga sẽ cải tiến mô-đun phát-thu sóng, trọng lượng của radar trên máy bay Ka-52K sẽ giảm từ 220kg xuống chỉ còn 80 kg, đồng thời độ rộng của mỗi mô-đun từ 170 mm giảm xuống 50 mm.

Zhuk-A có thể phát hiện tới 120 km đối với mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng 5m2. Nó có thể bám 10 mục tiêu trên không cùng lúc và dẫn bắn, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu trong số đó.

Trong chế độ không đối đất, radar có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km. Còn trong đối hải, nó phát hiện được một tàu khu trục hải quân từ xa 300 km.

Zhuk-A có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu dưới mặt đất, mặt biển.

Hỏa lực mạnh

Có radar tốt, Ka-52K sẽ mang theo tên lửa chống hạm tiên tiến như Kh-31. Đó là tên lửa hành trình bay sát mặt biển có tầm bắn hơn 100 km, tốc độ siêu âm 1,8 Mach trong giai đoạn đầu, sau đó tăng tốc lên 2,9 Mach (gần 3580km/h).

Tên lửa này có đầu đạn nặng gần 100 kg, có khả năng lẩn tránh theo thuật toán bất ngờ. Hệ thống phòng thủ trên tàu chiến đối phương sẽ gặp nhiều khó khăn để đánh chặn tên lửa này.

Ka-52K còn mang theo tên lửa Kh-35V là tên lửa chống tàu, bay sát mặt biển có tốc độ cận âm (Mach 0,8) khoảng 990km/h. Tên lửa này có tầm bắn xa tới 130 km và mang đầu đạn nặng 145 kg.

Nối dài tầm sát thương

Dự kiến Ka-52K sẽ trang bị cho 4 tàu Mistral (Nga mua của Pháp). Khi đó Mistral sẽ tăng gấp bội sức mạnh, trong tác chiến chống hạm, đổ bộ và tiến đánh sâu trong bờ.

Tàu Mistral có khả năng tuần tra trong khu vực và đường dài đạt 37.000 km trên đại dương.

 Mỗi tàu đổ bộ Mistral dự kiến sẽ được trang bị ít nhất 8 trực thăng tấn công Ka-52K. Khi tàu Mistral tiến ra đại dương, còn nối tầm hoạt động cho Ka-52K cùng các tên lửa mang theo thêm xa hơn. Khi đó Ka-52K trở thành “khắc tinh” thực sự của mọi loại hạm tàu.

Hải quân Nga còn yêu cầu trực thăng Ka-52K phải trang bị nhiều cảm biến khác nhau và trang bị vũ khí nhiều hơn so với Ka-52 đang trực chiến cho Không quân.

Cũng như các máy bay đỗ trên hạm, cánh quạt của Ka-52K có thể gấp lại được để phù hợp với điều kiện hoạt động trên tàu sân bay. Thân máy bay và các hệ thống khác được tăng cường khả năng chịu ăn mòn do khí hậu biển, nồng độ muối cao.

Trần Văn (theo defence.pk)