• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kênh Tham Lương vẫn ô nhiễm nặng

Một trong những vấn nạn khó giải quyết nhất hiện nay là xử lý ô nhiễm tại các khu công nghiệp và hệ thống sông hồ kênh mương dẫn nước thải. Một điều nghịch lý đáng buồn là dường như các cơ quan chức năng và chính quyền càng nỗ lực xử lý, cải tạo thì các cơ sở gây ô nhiễm càng "cố tình" gây ô nhiễm và ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Kênh Tham Lương (TP.Hồ Chí Minh) là một điển hình. Từ nhiều năm nay, con kênh này bị ô nhiễm nặng TP đã phải thực hiện. Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dài 33km với tổng kinh phí lên tới 6.300 tỷ đồng, bao gồm nạo vét dòng kênh chết, làm đường ven 2 bờ sông và giải tỏa hàng trăm gia đình sống dọc 2 bờ. Trong khi các công trình vẫn đang nhích… từng mét, thì hàng trăm công ty, xưởng sản xuất hàng ngày xả trực tiếp hàng nghìn m3 nước thải xuống dòng kênh, khói bụi, khí độc khiến người dân các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh vô cùng bức xúc…

04/10/2011 15:06

Một trong những vấn nạn khó giải quyết nhất hiện nay là xử lý ô nhiễm tại các khu công nghiệp và hệ thống sông hồ kênh mương dẫn nước thải. Một điều nghịch lý đáng buồn là dường như các cơ quan chức năng và chính quyền càng nỗ lực xử lý, cải tạo thì các cơ sở gây ô nhiễm càng "cố tình" gây ô nhiễm và ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Kênh Tham Lương (TP.Hồ Chí Minh) là một điển hình. Từ nhiều năm nay, con kênh này bị ô nhiễm nặng TP đã phải thực hiện. Dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dài 33km với tổng kinh phí lên tới 6.300 tỷ đồng, bao gồm nạo vét dòng kênh chết, làm đường ven 2 bờ sông và giải tỏa hàng trăm gia đình sống dọc 2 bờ. Trong khi các công trình vẫn đang nhích… từng mét, thì hàng trăm công ty, xưởng sản xuất hàng ngày xả trực tiếp hàng nghìn m3 nước thải xuống dòng kênh, khói bụi, khí độc khiến người dân các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh vô cùng bức xúc…

Thực tế, hoạt động sản xuất công nghiệp dọc theo kênh Tham Lương được ghi nhận là nguồn thải nghiêm trọng nhất và là yếu tố khiến dòng kênh này trở thành dòng kênh chết. Kết quả điều tra khảo sát trong lưu vực cho thấy, lượng nước thải của các doanh nghiệp nằm ngoài KCN xả khoảng 30.000- 40.000m3/ngày, trong đó có hơn 2,4 tấn cặn lơ lửng. Tại các KCN Tân Tạo, Tân Bình, Vĩnh Lộc A, Tân Thới Hiệp… tổng lượng nước thải hơn 32.000m3/ngày, nếu hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại C theo quy định thì cũng phải đổ vào kênh Tham Lương 6,4 tấn cặn lơ lửng, chưa kể hàng tấn khói bụi xả ra từ hàng loạt ống khói các cơ sở dệt nhuộm tư nhân trong vùng, hàng tấn rác, chất thải đổ trái phép dọc theo bờ kênh.

Hiện trên địa bàn khu phố 4, 5 quận 12 có tới 50 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhuộm, giặt tẩy, chế biến cao su có phát sinh khí thải vào khu dân cư và nước thải ra kênh Tham Lương. Hàng ngày khói muội than từ các lò nhuộm vải bay đầy vào nhà, khiến nhiều gia đình bức xúc vì cứ phải đóng cửa suốt ngày để tránh khói, bụi, tiếng ồn. Đa số giếng nước đã bị ô nhiễm, người dân không dám dùng nước giếng, kể cả chỉ… rửa tay, tắm giặt.

Được biết, thời gian qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - CATP.HCM phối hợp với Công an quận 12, đã tiến hành kiểm tra các cơ sở dệt nhuộm Phạm Văn Long, Song Thành, Hưng Phát, Thiên Phú Thịnh, Việt Phát… tại khu vực hẻm 1/50, 1/51 và 79 thuộc khu phố 5 đường Nguyễn Văn Quá, phát hiện đường cống từ các cơ sở này xả thẳng nước thải không qua xử lý ra kênh Tham Lương, khiến cả khu dân cư thường xuyên có mùi hôi thối, mặt nước đặc quánh màu… hóa chất. Các cơ sở xuất trình các hợp đồng thu gom và xử lý chất thải nguy hại song không có chứng từ xác nhận khối lượng chất thải đã xử lý. Cảnh sát môi trường CATP.HCM ước tính, chỉ riêng khu vực hẻm nhỏ này hàng ngày đã thải 300m3 nước thải ô nhiễm ra kênh Tham Lương. Mặc dù năm nào lực lượng chức năng cũng kiểm tra, lập biên bản xử phạt các hành vi hủy hoại môi trường, nhưng thủ phạm gây nên “cái chết” cho kênh Tham Lương vẫn thà chấp nhận bị phạt, thậm chí phạt nặng tới trên 200 triệu đồng, để rồi cố tình xả nước thải không xử lý ra môi trường, đơn giản bởi chi phí để giảm thiểu ô nhiễm đắt gấp nhiều lần tiền phạt.

Thiết nghĩ, phải có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đồng thời có các biện pháp xử lý nghiêm khắc, thậm chí tước giấy phép kinh doanh nếu tái phạm nhiều lần, hoặc buộc di dời đến vùng xa dân cư…Có như vậy mới khắc phục được triệt để tình trạng ô nhiễm, tái lập được môi trường xanh cho cộng đồng.

Bông Bông