• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kết quả thi hành án dân sự đạt hơn 38,6 nghìn tỷ đồng

(Chinhphu.vn) - Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; chú trọng việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết hiệu quả trong thi hành án dân sự (THADS).

28/08/2021 10:41


Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái. Ảnh: VGP/Lê Sơn.
Tham mưu ban hành Chỉ thị về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng

Trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sáng 28/8, ông Nguyễn Quang Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS cho biết: Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng tại nhiều địa phương trên toàn quốc và diễn biến hết sức phức tạp, việc tổ chức THADS gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, kịp thời giải quyết những khó khăn, thách thức, lãnh đạo Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS đã thực hiện nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp quan trọng.

Về công tác xây dựng thể chế, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật (trong đó có Luật THADS) để giải quyết bất cập, hạn chế của quy định tại Điều 57 của Luật THADS, dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 năm 2021. Bộ Tư pháp cũng đã ban hành 2 Thông tư, 2 Đề án; Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành nhiều Nghị quyết, Kế hoạch liên quan đến công tác THADS, thi hành án hành chính, đặc biệt là Nghị quyết số 85-NQ/BCSĐ ngày 01/12/2020 về công tác THADS năm 2021 để lãnh đạo công tác THADS.

Đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống chính trị. Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 18-KH/BCSĐ để thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW trong Bộ, ngành tư pháp. Tại các địa phương, các Tỉnh ủy, Thành ủy đã và đang ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị quan trọng này.

Chú trọng việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, trong đó toàn hệ thống THADS tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết hiệu quả; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm các vi phạm trong THADS

Năm 2021, Tổng cục THADS xác định là năm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trong đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm hoặc có vi phạm, thiếu sót trong tổ chức thi hành án với việc: Các Cục THADS phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 1/3 số đơn vị trên địa bàn, 100% các Cục, Chi cục THADS phải thực hiện công tác tự kiểm tra, trong đó, tập trung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm những việc thi hành án cho tổ chức tín dụng, thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; công tác quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ. Đến nay cơ bản đã hoàn thành việc tự kiểm tra, kiểm tra theo đúng yêu cầu. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo toàn Hệ thống THADS tiến hành rà soát lại kế hoạch kiểm tra để đổi mới, linh hoạt, phù hợp với bối cảnh.

Theo đó, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã thành lập 15 đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất, toàn diện và chuyên đề các nội dung liên quan đến việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ; công tác xác minh, phân loại điều kiện thi hành án, bán đấu giá tài sản thi hành án, trình tự, thủ tục thi hành án... Bộ Tư pháp đã tiến hành 07 cuộc thanh tra hành chính, thanh tra đột xuất, thanh tra để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến THADS địa phương. Qua thanh tra cho thấy nhiều đơn vị đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật về THADS, tổ chức cán bộ, quản lý, sử dụng kinh phí hành chính và tài sản công; một số thiếu sót, vi phạm đã kịp thời được chấn chỉnh, xử lý nghiêm khắc.

Tại địa phương, ngoài việc yêu cầu cơ quan THADS báo cáo công tác, Hội đồng nhân dân cũng đã thực hiện và ban hành kết luận đối với 105 cuộc giám sát công tác THADS. Việm kiểm sát nhân dân các cấp đã thực hiện các cuộc kiểm sát theo quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về THADS; kịp thời phát hiện các sai phạm, khắc phục các hậu quả và chấn chỉnh, xử lý nghiêm; quyết tâm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan THADS. Nhiều cán bộ, không kể là công chức hay lãnh đạo nếu sai phạm đều bị xử lý nghiêm.

Tổ chức thi hành án linh hoạt, bảo đảm đúng pháp luật

Tổng cục THADS sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, thiếu sót, có biện pháp khắc phục ngay từ đầu. Đề cao vai trò giám sát, kiểm sát của các cơ quan có thẩm quyền trong THADS (nhất là vai trò của Viện kiểm sát nhân dân các cấp). Thực hiện hiệu quả công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức cơ quan THADS nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm, tiêu cực, tham nhũng hoặc sai sót về nghiệp vụ trong THADS để có chỉ đạo kịp thời.

Bên cạnh đó, Tổng cục THADS đã chú trọng các biện pháp cụ thể như ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị trực tuyến, tăng cường lưu hành văn bản trên trục liên thông văn bản quốc gia; chỉ đạo các cơ quan THADS thực hiện phương án làm việc, tổ chức thi hành án linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể tại từng địa phương, bảo đảm các quy định về phòng chống dịch bệnh và trình tự, thủ tục luật định nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ.  

Nhờ đó, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương nhưng kết quả công tác THADS vẫn bám sát chỉ tiêu được giao. Cụ thể, đã thi hành xong 411.026 việc, (tăng 0,28% so với cùng kỳ) đạt 81,2% chỉ tiêu được giao, tương đương với số tiền trên 38,6 nghìn tỷ đồng, đạt 63% chỉ tiêu được giao, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống THADS trong thực hiện chỉ tiêu theo các Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành nghiêm minh, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và an ninh trật tự, phát triển KT-XH của đất nước./.

Lê Sơn