• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

19/07/2019 18:02

Ảnh minh họa

Dự thảo nêu rõ, tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá, bom mìn vật nổ là các đơn vị công binh, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, các tổ chức khác hoạt động theo quy định của pháp luật và các cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú làm việc tại Việt Nam có đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định của pháp luật. Có chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.

Các công việc trực tiếp, tiếp xúc với bom mìn vật nổ và các loại vật liệu nổ khác phải do những người đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều tra khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ đảm nhiệm.

Thu gom, bảo quản, tiêu huỷ bom mìn vật nổ

Việc thu gom, vận chuyển, phân loại bom mìn, vật nổ thu được trong quá trình thi công điều tra, khảo sát và rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh phải được thể hiện trong phương án rà phá.

Các loại bom mìn, vật nổ thu gom được trong dò tìm, sau khi đã xử lý an toàn phải được tập trung vào vị trí quy định để cuối mỗi ca làm việc tổ chức vận chuyển, phân loại và đưa về nơi cất giữ. Không được để bom mìn, vật nổ lại hiện trường qua đêm.

Số lượng các loại bom mìn, vật nổ đã thu gom trong từng ngày phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi và nhật ký thi công tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót. Trường hợp bom mìn, vật nổ phát hiện được nhưng chưa thể đào, trục vớt và xử lý an toàn trong ngày phải được cắm các loại biển báo và tổ chức canh gác cho đến khi đào, trục vớt và xử lý xong.

Các loại bom mìn, vật nổ thu được trong quá trình dò tìm phải được xử lý chủ yếu bằng các phương pháp: Huỷ nổ, huỷ đốt hoặc huỷ chôn. Chỉ xử lý bằng phương pháp tháo khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

Khu vực tiêu hủy phải được bố trí ở nơi thuận tiện, bảo đảm an toàn cho các công trình xung quanh, bảo đảm vệ sinh môi trường. Cán bộ chỉ huy thực hiện nhiệm vụ tiêu hủy phải có trình độ chuyên môn về vũ khí từ bậc đại học trở lên, có kinh nghiệm trong tổ chức xử lý bom mìn, vật nổ bằng các phương pháp bảo đảm an toàn.

Trước khi tiến hành tiêu hủy bom mìn, vật nổ phải phổ biến kế hoạch, tổ chức huấn luyện bổ sung cho các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Thông báo cho chính quyền, cơ quan quân sự, nhân dân địa phương sở tại và tổ chức canh gác bảo đảm an toàn theo quy định.

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

LP