• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khắc phục những “điểm mù” trong kỹ năng của lao động

(Chinhphu.vn) – Nghiên cứu tình trạng thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam, các chuyên gia đã tìm ra những “điểm mù” – những nhóm kỹ năng bị bỏ qua vì không được coi là nhu cầu cấp bách.

08/11/2011 16:13

Đó là một nội dung đáng chú ý trong kết quả nghiên cứu “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” vừa được Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố ngày 8/11.

Kết quả nghiên cứu dựa trên việc khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực và nhóm ngành kinh doanh, sản xuất khác nhau.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn một nửa chủ sử dụng lao động cho rằng kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và họ cũng gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng. Trong đó, 86% trong số các doanh nghiệp có từ 250 lao động trở lên gặp khó khăn khi muốn tìm lao động có kỹ năng.

1/4  số doanh nghiệp được hỏi cho rằng lao động chưa quan tâm tới chất lượng công việc và thiếu kỹ năng giao tiếp, chưa biết duy trì môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ, kém thích nghi với thay đổi.

Khảo sát cho thấy sự thiếu hụt kỹ năng khá lớn ở một số ngành nhất định. Ví dụ, thiếu hụt cao về kiến thức kỹ thuật, kiến thức về quy trình vệ sinh an toàn lao động trong các ngành chế biến thực phẩm, y tế, xây dựng, giao thông vận tải, hóa chất, dệt.

Thiếu hụt về kỹ năng xảy ra ở cả lao động trực tiếp và quản lý. Việt Nam hiện có nhiều lao động giản đơn có thể làm nông nghiệp hoặc trong các dây chuyền lắp ráp nhưng lại thiếu hụt lao động được đào tạo về kỹ thuật vận hành máy móc phức tạp, quản lý nhà xưởng lớn.

Những “điểm mù” trong kỹ năng lao động phổ biến nhất được nghiên cứu chỉ ra là sử dụng ngoại ngữ, vi tính, hiểu biết cơ bản về quản lý tài chính, khả năng sáng tạo…

Nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Chi Lan đánh giá, sự thiếu hụt các kỹ năng cơ bản là một trong những trở lực chính đối với khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu.

Còn theo Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Nguyễn Bá Ngọc, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tích cực hơn trong việc phát triển lực lượng lao động, đánh giá cẩn thận nhu cầu của mình và điều chỉnh chiến lược đào tạo nhân viên.

Cải cách giáo dục cũng là một giải pháp được quan tâm bởi 95% doanh nghiệp cho rằng các trường đại học, cao đẳng cần đổi mới phương pháp dạy và học, chuẩn bị kỹ năng cho sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần dự đoán sớm những thiếu hụt về kỹ năng đối với lao động của mình để khuyến khích các chương trình đào tạo bổ sung. Doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp hoặc mời các nhà tư vấn tìm giải pháp xây dựng kỹ năng cho nhân viên.

Thu Cúc