• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khách sạn Metropole Hà Nội khai trương điểm tham quan độc đáo

(Chinhphu.vn) - Chiều 21/5, khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội đã chính thức mở cửa căn hầm tránh bom thời kỳ chiến tranh chống Mỹ (1965 – 1975) để du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

22/05/2012 10:25

Gần 1 năm trước, tháng 8/2011, trong khi thi công Quán bar Bamboo, nhóm công nhân đã đào sâu hơn 2 m vào lòng đất và khám phá căn hầm trú ẩn giữa khách sạn Metropole, khách sạn 5 sao nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội. Khi phát hiện căn hầm này, ban lãnh đạo khách sạn đã quyết định đưa nó trở thành một đài tưởng niệm để chia sẻ câu chuyện lịch sử với du khách.

Căn hầm rộng 40m2, chia làm 6 phòng, sức chứa khoảng 15 - 20 người, vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Đây là nơi trú ẩn của  nhân viên khách sạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ khoảng cuối những năm 1960 đến mùa Đông năm 1972.

Ông Kai Speth, Tổng Giám đốc Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội khẳng định, sự hiện diện của căn hầm trú ẩn của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử 111 năm của khách sạn.

Tại lễ mở cửa căn hầm trú ẩn này, có sự có mặt của nhiều nhân chứng trong và ngoài nước đã từng biết đến nơi này. Tháng 5/1968, bà Gemma Cruz Areneta, Hoa hậu quốc tế năm 1964 đồng thời là nhà báo Philipines, đã từng 2 lần tránh bom trong căn hầm trú ẩn này. Trở lại thăm nơi này sau 40 năm, bà rất xúc động và nói: “Xin cảm ơn Metropole đã cho tôi cơ hội thăm Hà Nội lần này, đúng vào dịp mở cửa lại căn hầm đáng nhớ”.

Có mặt tại buổi lễ còn có Bob Devereaux, một nhà ngoại giao Australia, người đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào năm 1975. Cuối năm 2011, ông tình cờ đọc bài báo tại Australia viết về việc phát hiện căn hầm này, ông đã liên lạc ngay với khách sạn Metropole Hà Nội và cho hay chính ông đã khắc tên mình lên tường hầm vào tháng 8/1975. Trở lại thăm căn hầm hôm nay, nhìn tên mình khắc trên tường căn hầm, Bob Devereaux nói đó là điều làm ông xúc động nhất.

Nhà sử học Andreas Augustin, Chủ tịch Tổ chức các khách sạn nổi tiếng nhất thế giới, đang lên chương trình đào tạo một nhóm 6 người am hiểu về Sử học trong nước để hướng dẫn du khách cùng hành trình ngược thời gian và sống lại với những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc Việt Nam tại căn hầm trú ẩn của khách sạn Metropole. Giờ đây, ông đang xây dựng khu trưng bày Con đường lịch sử của khách sạn từ năm 1901, trong đó có giới thiệu về căn hầm tránh bom này.

Còn ông Nguyễn Văn Bái- nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Du lịch, nguyên Bếp trưởng khách sạn Metropole kể lại, căn hầm do Bộ Thủy lợi xây từ tháng 3/1968, đến cuối năm 1968 thì xong.

Nhà sử học Dương Trung Quốc sau khi xuống thăm căn hầm nhận xét: Ngay giữa trung tâm Thủ đô HN, chúng ta có một di tích, một địa chỉ để giới thiệu với bạn bè quốc tế về những năm tháng chiến tranh ác liệt thì thật là quí giá. Chứng tích này không chỉ nói về quá khứ mà còn hướng tới tương lai, giúp cho bạn bè quốc tế hiểu phẩm chất kiên cường mà nhân hậu của con người Việt Nam.

Tại buổi lễ, các vị khách còn được nghe một đoạn băng ghi âm mang tên "Con trai ơi, giờ này con ở đâu?" của danh ca người Mỹ, Joan Baez. Đoạn băng này được ghi âm trong thời kỳ Mỹ ném bom Hà Nội khốc liệt nhất, lễ Giáng sinh năm 1972.

Có thể nói, với căn hầm trú ẩn tại Metropole Hà Nội, du khách có thêm một địa chỉ tham quan các di tích lịch sử về chiến tranh giữa lòng Hà Nội - Thành phố vì hoà bình.

Một số hình ảnh về căn hầm:

Bóng điện trên trần hầm

Đường hầm dài, hẹp

Ông Bob Devereaux, nhà ngoại giao Australia, đã khắc tên mình trên bức tường của căn hầm vào năm 1975.

Cửa ra vào

Mai Hồng