• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai mạc Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS

(Chinhphu.vn) - Sáng 30/3, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6), Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

30/03/2018 13:05
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS, lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam, thu hút hơn 2.000 doanh nhân đến từ nhiều quốc gia tham dự.

Đây là dịp để lãnh đạo các nước GMS, các tổ chức quốc tế và khu vực, đại điện các đối tác phát triển, giới doanh nghiệp, học giả chia sẻ quan điểm về các vấn đề phát triển then chốt của tiểu vùng cũng như thảo luận về biện pháp tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan.

Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nhấn mạnh, diễn đàn là sáng kiến của Việt Nam, lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ GMS 6. Với tiềm năng lớn mạnh của GMS, khu vực có hơn 340 triệu dân, Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS lần này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khối cùng chia sẻ tầm nhìn và cơ hội kết nối trong tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, qua mỗi kỳ hội nghị, cộng đồng doanh nghiệp GMS đã ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò quan trọng, đóng góp lớn trong triển khai, hiện thực hóa các chính sách của chương trình hợp tác GMS. Thông qua Hội đồng Kinh doanh GMS các doanh nghiệp đã có cơ chế kết nối, tạo ra một cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ hợp tác.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn các quốc gia GMS cùng nhìn nhận lại và đánh giá sâu sắc hơn những cơ hội kết nối, phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, cùng nhau đẩy mạnh hợp tác, hướng đến mục tiêu phát triển chung cho toàn khu vực, thực hiện hiệu quả các chương trình hành động, tận dụng tốt nguồn vốn lên tới 66 tỷ USD tại hơn 220 dự án trong toàn khu vực.

Ông Nguyễn Chí Dũng cũng nêu rõ các thánh thức mà các nước GMS đang phải đối mặt như sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên thế giới, yêu cầu về nguồn nhân lực nhạy bén để tiếp cận công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 mới, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Các quốc gia cũng như doanh nghiệp GMS cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và gắn kết với nhau để tận dụng các cơ hội hiện có, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, tạo ra cộng đồng các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, từng bước tham gia thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu.

Quang cảnh Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng

Cũng tại phiên khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định những đóng góp và vai trò tiên phong của hội đồng Kinh doanh GMS đối với sự phát triển của khu vực, cho rằng đây là một cơ chế kết nối hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực và là một đối tác đối thoại công tư vì sự phát triển của GMS.

Tại diễn đàn, ông Oudet Souvannavong, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh GMS, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Lào, nhận định, cộng đồng doanh nghiệp GMS đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn hơn từ việc hội nhập kinh tế. Nổi lên là sự phát triển của công nghệ mới và các mô hình kinh doanh mới đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chính vì  vậy các doanh nghiệp GMS cần kết nối lại, đặc biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, để nhanh chóng cập nhật các công nghệ mới, các mô hình thị trường mới để đáp ứng các cơ hội thị trường mới, qua đó, nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tiếp cận các chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.

Tại 2 phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu đã thảo luận tình trạng hội nhập kinh tế GMS, thách thức và động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực GMS; các mô hình kinh doanh mới - Quan điểm của phụ nữ khởi nghiệp và những nhà khởi nghiệp trẻ đến từ các quốc gia GMS; mô hình kinh doanh mới sử dụng công nghệ để thay đổi tổng quan cạnh tranh kinh doanh; ế hoạch phát triển khu vực kinh tế tư nhân; khu vực tư nhân với tầm nhìn phát triển cho GMS trong thập niên thứ 3 và các chương trình được tổ chức với khu vực tư nhân do Hội đồng Kinh doanh GMS tiến hành trong giai đoạn 2018 - 2020.

Tuấn Dũng