• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai mạc Hội chữ xuân Bính Thân tại Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Ngày 2/2, Hội chữ Xuân Bính Thân 2016 chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” đã tưng bừng khai mạc tại khuôn viên hồ Văn thuộc Khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.

02/02/2016 18:45

Nữ thư pháp gia Nguyễn Hoài Thu (sinh năm 1985), cựu sinh viên Khoa Tiếng Trung Quốc, Đại học Hà Nội viết câu đối. Ảnh: VOV

Với hai hoạt động chính là triển lãm thư pháp và viết thư pháp, Hội chữ xuân Bính Thân đã thu hút đông đảo những người yêu nghệ thuật thư pháp tới tham dự, thưởng lãm.

Được trưng bày quanh hồ Văn, triển lãm thư pháp giới thiệu 100 tác phẩm của thành viên các câu lạc bộ thư pháp tại Hà Nội và các tác giả tự do.

Các bức thư pháp được thể hiện trên các chất liệu theo nhiều phong cách khác nhau, ghi lại danh ngôn, lời giáo huấn, thơ văn trong dân gian về chủ đề “Uống nước nhớ nguồn,” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Hoạt động viết thư pháp có sự tham gia của gần 100 tác giải, trong đó có đại lão thư pháp Cung Khắc Lược, Nguyễn Thế Lục, Nguyễn Minh Châu.

Ban Tổ chức đã dựng các gian hàng xung quanh hồ Văn để các nhà thư pháp viết chữ và cho chữ.

Ngay trong lễ khai mạc, rất nhiều người dân Hà Nội, đặc biệt là giới trẻ, đến xin chữ "ông đồ" cầu mong may mắn trong năm mới.

Hội chữ xuân Bính Thân diễn ra đến hết ngày 15/2.
Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Nhiều địa phương tổ chức Hội báo Xuân

*Sáng 2/2, tại huyện Nghi Xuân, Hội Nhà báo Hà Tĩnh phối hợp với Sở TT&TT, Sở VH-TT&DL, UBND huyện Nghi Xuân tổ chức khai mạc Hội báo xuân Bính Thân năm 2016.

Tham gia Hội báo Xuân Bính Thân có 200 đầu báo, với gần 800 ấn phẩm các loại được trình bày trang trọng, quy mô và tiết kiệm.

Trong dịp này, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn đã huy động được 150 suất quà tết (mỗi suất 500.000 đồng) cho người nghèo huyện Nghi Xuân.

* Sáng nay (2/2), Sở VHTT&DL phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Long và Báo Vĩnh Long khai  mạc  Hội báo xuân Bính Thân 2016.

Hội báo Xuân Bính Thân Vĩnh Long quy tụ hầu hết loại hình báo chí trong tỉnh như báo viết, tạp chí, tập san cùng các ấn phẩm báo chí của bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hơn 200 loại báo, tạp chí xuân và trên 300 đầu sách với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân 2016” được trưng bày để người dân thưởng lãm.

Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam

* Cũng trong sáng nay, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ trao giải cuộc thi tiểu thuyết lần thứ IV (2011-2015) và Giải thưởng Văn học năm 2015.

Trong hơn 170 tác phẩm đề cử nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam có hơn 80 tác phẩm thơ, 67 tác phẩm văn xuôi... Các hội đồng chuyên môn, hội đồng sơ khảo đã bỏ phiếu kín để lựa chọn, giới thiệu các tác phẩm vào chung khảo.

Hội đồng Chung khảo quyết định chọn, trao giải cho 7 tác phẩm ở 4 lĩnh vực.

Lĩnh vực văn xuôi, giải thưởng thuộc về tập truyện ngắn “Kỳ nhân làng Ngọc” của Trần Thanh Cảnh và tiểu thuyết lịch sử “Thông reo ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang.

Trường ca “Long mạch” của Hoàng Trần Cương và tập thơ “Vườn khuya”của Trần Hùng dành giải thưởng về thơ.

Giải thưởng lĩnh vực Lý luận phê bình thuộc về “Các lý thuyết nghiên cứu văn học ảnh hưởng và tiếp nhận từ ngày đổi mới đến nay” của Nguyễn Văn Dân và “Âm thanh của tưởng tượng” của Lê Hồ Quang.

Lĩnh vực Văn học dịch, giải thưởng được trao cho bản dịch tiểu thuyết “Người đàn ông đến từ Bắc Kinh” của Henning Mankell, do Nguyễn Minh Châu dịch.

Thanh Phương (tổng hợp)