• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30

(Chinhphu.vn) – Hội nghị Ngoại giao (HNNG) lần thứ 30 với chủ đề “Ngoại giao Việt Nam: Chủ động, sáng tạo, hiệu quả, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12”, khai mạc sáng nay (13/8) tại Hà Nội.

13/08/2018 07:50
Các đại biểu tham dự Hội nghị. - Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự Hội nghị có hơn 700 đại biểu, bao gồm các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; Lãnh đạo và đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; cán bộ lão thành của Bộ Ngoại giao qua các thời kỳ; các đồng chí Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; cùng Lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Bộ Ngoại giao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ tham dự và phát biểu tại các phiên họp của Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ vinh dự và chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự và chỉ đạo Hội nghị; thể hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với công tác đối ngoại; sự quan tâm sâu sắc và là nguồn động viên lớn lao đối với toàn thể ngành ngoại giao.

Phó Thủ tướng cho rằng, những thành tựu đối ngoại đạt được trong thời gian qua, trước hết, là do chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng về đối ngoại, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả của các ban, bộ, ngành, địa phương, sự quan tâm và đồng hành của người dân và doanh nghiệp đã tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những thành tựu quan trọng trên mặt trận đối ngoại.

Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các binh chủng, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa ngoại giao - quốc phòng - an ninh, theo đúng phương châm “đoàn kết hiệp đồng, lập công tập thể” là một nhân tố rất quan trọng dẫn đến thành công.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh các thành tựu quan trọng đã đạt được từ sau Hội nghị Ngoại giao 29, vẫn còn nhiều việc chúng ta còn có thể làm tốt hơn nữa, nhất là về công tác dự báo chiến lược; nhiều cơ hội chưa tận dụng hết để đóng góp hiệu quả hơn, thực chất hơn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc Hội nghị. - Ảnh: VGP/Hải Minh

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh từ sau Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay, Bộ Ngoại giao tiếp tục triển khai đồng bộ và mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đại hội XII, góp phần quan trọng vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ; giữ vững ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội, nâng cao vị thế của đất nước.

Tiến trình hội nhập quốc tế được triển khai toàn diện, chủ động và tích cực cả về chủ trương và hành động, góp phần tranh thủ được nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển và tạo động lực thúc đẩy cải cách, đổi mới trong nước.

Quan hệ với các đối tác, nhất là với các nước láng giềng, khu vực và các nước lớn từng bước đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững. Công tác đối ngoại đa phương được chú trọng và triển khai hiệu quả, Việt Nam tham gia và đã có những đóng góp tích cực vào việc củng cố và thúc đẩy hình thành các liên kết quốc tế và khu vực, nổi bật là hoàn thành tốt vai trò nước chủ nhà Năm APEC 2017, qua đó gia tăng gắn kết lợi ích và nâng cao uy tín, hình ảnh của đất nước.

Hội nghị Ngoại giao lần này có nhiệm vụ đề ra các biện pháp cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội XII trong tình hình mới; đề xuất phương hướng xử lý những vấn đề đối ngoại nổi lên hiện nay và trong những năm tới; chuẩn bị cho việc Việt Nam đảm nhiệm các trọng trách quốc tế quan trọng như Chủ tịch ASEAN 2020 và ứng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021; chủ động và tích cực thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hội nghị sẽ tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thế giới, khu vực từ Hội nghị Ngoại giao 29 đến nay, các vấn đề đối ngoại có tác động lớn đến môi trường an ninh-phát triển của đất nước; tổng kết, kiểm điểm việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội XII và Chương trình hành động Hội nghị Ngoại giao 29; định hướng công tác đối ngoại trong 3 năm tới.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật nội dung của Hội nghị./.

Hải Minh