• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai mạc Hội nghị tư vấn các Nhà tài trợ giữa kỳ 2012

(Chinhphu.vn) - Sáng 5/6, Hội nghị Tư vấn các Nhà tài trợ giữa kỳ 2012 (CG) đã chính thức khai mạc tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, với chủ đề: "Đối thoại với các tỉnh miền Trung".

05/06/2012 10:48

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng chủ đề “Đối thoại với các tỉnh miền Trung” của Hội nghị CG giữa kỳ 2012 mang tính thời sự, thiết thực - Ảnh: VGP/Nguyên Linh

Việt Nam đánh giá cao hỗ trợ của cộng đồng quốc tế với miền Trung

Đánh giá cao việc đổi mới phương thức tổ chức của Hội nghị CG giữa kỳ 2012 với chủ đề “Đối thoại với các tỉnh miền Trung”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng đây là chủ đề thời sự và thiết thực mà công cuộc hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam đang hướng tới.

Miền Trung Việt Nam là vùng đất có tiềm năng phát triển nhưng cũng là khu vực còn nhiều khó khăn, thách thức. Dân số chiếm hơn 20% tổng dân số cả nước, nhưng GDP chỉ bằng 14% cả nước, GDP bình quân đầu người bằng 80% bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy cao nhưng chưa bền vững, lại luôn chịu ảnh hưởng nặng nền về thiên tai, bão lụt.

Đối với miền Trung, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chủ trương, chính sách lớn để phát triển nhằm đưa khu vực này trở thành vùng kinh tế năng động, đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, xã hội, chỉ số phát triển xã hội và phát triển con người đạt mức trung bình của cả nước. Các nhà tài trợ quốc tế cũng có nhiều chương trình dự án tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai, phát triển môi trường bền vững.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã góp phần quan trọng trong phát triển của miền Trung thời gian qua.

Thảo luận cách thức hỗ trợ miền Trung

Tại Hội nghị lần này, đại diện 14 tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, các cơ quan quản lý và các nhà tài trợ sẽ tiếp tục đối thoại, thảo luận về tình hình và hướng hợp tác phát triển mới, mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo và ứng phó thiên tai tại khu vực này.

Các ý kiến đối thoại giữa các cơ quan quản lý, các địa phương miền Trung và các đối tác phát triển quốc tế tập trung vào những thách thức mới nổi lên trong bài toán giảm nghèo ở tầm quốc gia cũng như trong khu vực miền Trung.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: VGP/Nguyên LInh

Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (WB) và Việt Nam cho thấy những tiến bộ ấn tượng của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Đặc biệt là thành tựu giảm nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn dưới 10% năm 2010 (theo chuẩn nghèo của WB).

Theo Giám đốc WB tại Việt Nam, bà V.Kwakwa, nhìn chung các chương trình, chính sách giảm nghèo ở Việt Nam bao gồm một hệ thống với cách tiếp cận toàn diện, đa ngành, đa lĩnh vực liên quan đến đời sông người nghèo, được thực hiện trên phạm vi cả nước, nhưng có sự ưu tiên rõ ràng cho vùng miền núi, hải đảo, biên giới, ven biển, nông thôn. Các chính sách được thiết kế và tổ chức thực hiện đa cấp, đa quy mô, nhóm đối tượng và lĩnh vực đã không chỉ cam thiệp trực tiếp hỗ trợ nhóm nghèo mà còn cho nhóm cận nghèo (phòng ngừa) và hỗ trợ nhóm mới thoát nghèo (giảm nguy cơ tái nghèo).

Các nhà tài trợ cũng lưu ý về những thách thức khác đối với Việt Nam. Đó là những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng chung của nền kinh tế toàn cầu, các hình thức đói nghèo mới nổi lên, kể cả ở khu vực thành thị.

Đại diện các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, là vùng được Trung ương quan tâm, ưu tiên hỗ trợ, nhưng miền Trung với khó khăn về điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm là vùng có nền nông nghiệp lạc hậu, gánh chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh, nơi chịu nhiều hậu quả năng nề của các cuộc chiến tranh, vùng có nhiều dân tốc thiểu số sinh sống với tỷ lệ nghèo còn cao.

Hội nghị cũng đề cập tới vấn đề ứng phó với thiên tai, thích ứng với tình rạng biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam, khu vực miền Trung là một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất. Các ý kiến tập trung phân tích tính dễ bị tổn thương của khu vực người nghèo và rủi ro có liên quan chặt chẽ với khả năng chống chọi với thiên tai.

Từ đó, Hội nghị xác định những vấn đề lớn ảnh hưởng tới việc áp dụng các chính sách và hướng dẫn của Trung ương cho công tác giảm nghèo bền vững, đưa ra các đề xuất nhằm tăng cường sự phối hợp, lồng ghép và thực hiện hiệu quả sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong hoạt động giảm nghèo bền vững và giảm nhẹ thiên tai ở các tỉnh miền Trung.

Nguyên Linh