• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII

20/10/2011 09:07

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội).Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm dự phiên khai mạc.

Nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, các bậc lão thành cách mạng, đại diện Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và 500 đại biểu Quốc hội đã đến dự.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạcKỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Mạnh Hùng

Trước giờ khai mạc Kỳ họp, các đại biểu Quốc hội đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011). Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng.

Tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Ở trong nước, kinh tế phát triển không ổn định, lạm phát tăng cao, an sinh xã hội chưa bảo đảm, đời sống nhân dân còn khó khăn… Trên thế giới, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, khủng hoảng nợ công lan rộng ra nhiều nước, bất ổn chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi… Bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm rất cao, các giải pháp thích hợp bảo đảm an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nỗ lực phấn đấu để đạt được kết quả tốt hơn trong những tháng cuối năm 2011, tạo tiền đề vững chắc cho năm 2012 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 2005-2010 và năm 2011; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 và năm 2012; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2011, dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và phân bổ dự toán ngân sách trung ương năm 2012; kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006-2010, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2011 và các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015; kế hoạch vốn trái phiếu 2011-2015; quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 và tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 5 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến về 13 dự án luật. Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại khu kinh tế, làng nghề; xem xét một số báo cáo kết quả giám sát do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện; nghe các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ sau kỳ họp thứ 8, thứ 9, Quốc hội khóa XII đến nay; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012.


Quốc hội xem xét các báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và xem xét, quyết định một số vấn đề khác.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, góp phần để Kỳ họp thành công tốt đẹp.

Phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Mạnh Hùng

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011 – 2015.

Đánh giá tổng quát tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Trong bối cảnh đầy biến động, mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, ứng phó có hiệu quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được những thành tựu quan trọng: Kinh tế tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 7%/năm; quy mô nền kinh tế tăng lên, các ngành kinh tế - xã hội đều có bước phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ; dân chủ trong xã hội có nhiều tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia được giữ vững; hội nhập quốc tế và hoạt động đối ngoại đạt được những kết quả tích cực. Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, tạo được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng nghiêm túc nhìn nhận còn nhiều yếu kém, bất cập. Một số chỉ tiêu quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 chưa hoàn thành; kinh tế vĩ mô chưa ổn định; lạm phát và lãi suất tín dụng còn cao; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản giảm sút. Sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm. Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, người lao động có thu nhập thấp và đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi. Ùn tắc và tai nạn giao thông còn nghiêm trọng; tội phạm và tệ nạn xã hội chưa giảm…

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, nhất là trong quản lý kinh tế vĩ mô, điều hành chính sách tài chính, tiền tệ; trong quản lý đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý tài nguyên và trong chỉ đạo giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Việc khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, bảo đảm phát triển bền vững đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị trong năm 2012 và những năm tiếp theo.

Về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2011-2015 và năm 2012, Thủ tướng nhấn mạnh: Nước ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và 5 năm 2011 - 2015 trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh và rất khó lường. Kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tình hình này sẽ tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh những thành tựu, cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn. Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn đối với nước ta.


Mục tiêu năm 2012, phấn đấu kiềm chế lạm phát dưới 10%, các năm sau thấp hơn, đến năm 2015, lạm phát khoảng 5-7%. Năm 2012, tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến tăng khoảng 12-12% so với năm 2011; nhập siêu 11,5-12% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 bằng khoảng 33,5-34% GDP. Bình quân 5 năm khoảng 33,5-35% GDP.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: Mạnh Hùng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, tập trung vào: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; ưu tiên nguồn lực thực hiện ba đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường; tiếp tục chăm lo bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc; đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ và tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Cũng trong buổi sáng nay, Quốc hội đã nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIII đã nhận được 1.026 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, tập trung vào một số vấn đề lớn như: Sự phát triển chưa vững chắc của nền kinh tế; lạm phát, giá cả, lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; nhập siêu còn lớn; sản xuất, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, tệ nạn xã hội không giảm và nhiều kiến nghị khác.

Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, thay mặt Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra những nội dung báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015; Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012.

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường./.