• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai thác bauxite, 1 trong 4 nguồn lực tự nhiên để Đắk Nông phát triển

(Chinhphu.vn) - Ngày 10/5, nhóm phóng viên của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã đến Tây Nguyên để phản ánh việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về thăm dò, khai thác bauxite.

11/05/2009 17:12

Toàn cảnh Dự án bauxit Nhân Cơ-Đắk Nông - Ảnh: Chinhphu.vn

Tại Đắk Nông, đưa chúng tôi đi trên các đường phố vẫn ngổn ngang xây dựng, anh Hà một người dân địa phương không giấu nổi niềm vui cho chúng tôi biết, kể từ khi thành lập tỉnh (năm 2003), Đắk Nông đang hối hả xây dựng để trở thành một tỉnh kinh tế phát triển.

Sự hồ hởi của anh Hà khiến chúng tôi nhớ tới phát biểu của ông K’beo, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông cách đây không lâu khi nói tới sự lựa chọn hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đó là ngoài nguồn lực về con người, truyền thống, văn hóa, Đắk Nông sẽ dựa vào 4 nguồn lực tự nhiên là đất nông nghiệp, tiềm năng thủy điện, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và tiềm năng khoáng sản bauxite.

Nói tới bauxite, nếu như Việt Nam được xếp vào danh sách 1 trong 3 nước có trữ lượng bauxite lớn của thế giới thì Đắk Nông là tỉnh có nguồn tài nguyên này lớn nhất Việt Nam.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có trữ lượng khoảng 7 tỷ tấn quặng bauxite, tương đương 3,2 tỷ tấn quặng tinh, trong đó vùng Tây Nguyên, Bình Phước với trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn, tương đương 2,3 tỷ tấn tinh quặng, riêng tỉnh Đắk Nông chiếm hơn 60% trữ lượng quặng bauxite đó.

5 năm qua, Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam tiến hành thăm dò, thí điểm đầu tư khai thác, chế biến quặng bauxite  hai tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng.  

Đại tá Bùi Quang Tiến, TGĐ Công ty CP Alumin Nhân Cơ trao đổi với PV - Ảnh: Chinhphu.vn

Tại khu vực công trường nhà máy Alumin, Tổng giám đốc Công ty CP Alumin Nhân Cơ, Đại tá Bùi Quang Tiến cho biết: Nhà máy sử dụng hơn 800 ha đất cho các hạng mục nhà máy tuyển và nhà máy luyện alumin.

Không khó khăn gì để có thể nhận ra các mẩu quặng bauxite ngay dưới chân. Anh Nguyễn Văn  Khoa, cán bộ của Công ty nhặt một viên đất ngay dưới chân lên chỉ cho tôi, những đường gân đó là quặng, quặng bauxite ở đây nằm lộ thiên, nếu chỗ nào có lớp  đất phủ thì chỉ cần gạt sâu 2 m đất sẽ thấy các vỉa quặng. Cũng bởi quặng nhiều như vậy nên việc khai thác không phải nổ mìn mà chỉ cần dùng các loại xe máy xúc gạt nhẹ lớp đất phủ phía trên là khai thác được quặng bauxite. 

Cũng theo tính toán của Tổng giám đốc Bùi Quang Tiến, với quy mô công suất nhà máy là 600.000 tấn alumin/ năm thì lượng quặng tinh bauxite cần cho nhà máy sẽ là 1,5 tỷ tấn, tương đương với 3,5 triệu tấn quặng bauxite nguyên khai.

Giai đoạn đầu thí điểm, dự kiến bauxite sẽ được khai thác tại khu vực Kiến Thành, trên diện tích 3.570 ha trong thời gian 30-50 năm. Nếu đảm bảo sản lượng quặng nguyên khai nói trên thì mỗi năm Công ty chỉ khai thác trên quy mô diện tích từ 51-59 ha. Nếu vào những thân vỉa quặng dày tới 10m thì mỗi năm Công ty chỉ cần khai thác 20ha là đủ cho công suất nhà máy

Nếu tính cả diện tích khai thác, thăm dò trên địa bàn tỉnh cho dự án 1.605 kmthì tổng diện tích đất phục vụ phát triển công nghiệp bauxit -alumin chỉ chiếm 24,6% diện tích đất toàn tỉnh.

Khai thác đến đâu, hoàn thổ tái tạo sinh thái đến đó

Nhìn về phía trước nhấp nhô những triền đồi, Tổng giám đốc Bùi Quang Tiến chỉ cho chúng tôi thấy những mảng đồi không màu xanh, đó là nơi có chứa nhiều quặng, ông nói, những nơi nào có hàm lượng quặng bauxite cao  thì cây cỏ  không mọc lên được.

Quặng bauxite được thu gom trong quá trình san gạt mặt bằng khu công nghiệp Nhân Cơ - Ảnh: Chinhphu.vn

Ông cho biết, phương pháp khai thác bauxite hiện nay sẽ song hành với công việc hoàn thổ, khu vực khai thác sẽ phân từng luồng. Khi khai thác khu vực nào thì lớp đất phủ được bóc tách riêng để phục vụ cho việc hoàn thổ. Máy gạt sẽ gạt đất, máy xúc đi bên cạnh xúc quặng lên xe tải chở đi, quặng lấy đến đâu lớp đất phủ sẽ được lấp bồi hoàn ngay đến đó. 

Sau khi khai thác được 3-4 khoảnh thì bắt đầu tiến hành hoàn thổ ở khoảnh thứ nhất. 

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ ký hợp đồng với từng hộ gia đình, địa phương hoặc các doanh nghiệp địa phương trong việc thực hiện hoàn thổ.

Việc hoàn nguyên đất sẽ được thực hiện từng bước, bao gồm: Hoàn trả lớp đất phủ, trồng cây và chăm sóc cây tới khi có sản phẩm nông, lâm nghiệp có giá trị thương mại mới trả lại cho người dân là chủ sử dụng đất hoặc hợp tác với chủ sử dụng đất trồng và chăm sóc cây ngay từ đầu.

Ông Tiến cho biết thêm: “Mục tiêu của chúng tôi là sau 2 năm khai thác quặng các khu vực đó sẽ trở lại sinh thái như ban đầu”.

Cũng vì mục tiêu đó mà Tập đoàn TKV sẽ đầu tư xây dựng một trung tâm lâm sinh ở Tây Nguyên để nghiên cứu thổ nhưỡng, sinh thái, giống cây trồng thích hợp để thực hiện việc hoàn thổ, tái tạo môi trường sinh thái, tạo giá trị mới với các loại cây trồng có giá trị. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về những vấn đề liên quan đến thăm dò khai thác, xử lý bauxite tại khu vực Tây Nguyên

Tại Thông báo số 245- TB/TW của Bộ Chính trị ngày 24/4/2009 về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025, Bộ Chính trị chỉ đạo, tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai thí điểm 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do TKV làm chủ đầu tư.

Quá trình triển khai 2 dự án này cần thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác.

 Nhóm phóng viên Cổng TTĐTCP

Tin bài liên quan:

Khảo sát thực địa, môi trường dự án bauxite Nhân Cơ, Đắk Nông

Đảm bảo phương án môi trường tốt nhất cho dự án bauxite Tây Nguyên 

Kỳ 4: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Bài học về chuẩn bị những dự án lớn

Kỳ 3: Khai thác tiềm năng bauxite Tây Nguyên: Áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về khai thác bauxite

Kỳ 2: Khai thác bauxite Tây Nguyên: Đảm bảo hài hòa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

Kỳ 1: Đánh thức tiềm năng bauxite để phục vụ phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên

Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025

Chủ trương phát triển công nghiệp khai thác Bauxite Tây Nguyên là đúng đắn, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, đảm bảo môi trường