• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản

Đua nhau tận diệt thủy sản. Vùng đất bãi bồi Khai Long thuộc xã Đất Mũi. ảnh Internet

24/05/2011 09:15
Việt Nam là một trong 3 nước đang phát triển được kết nạp vào APEC. Hiện nay, nguồn lợi thủy sản của các nền kinh tế thành viên đã suy giảm nghiêm trọng một số loại có nguy cơ cạn kiệt. Vì vậy, vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các đối tượng khai thác có giá trị kinh tế, các hệ sinh thái... đang được các nước đặt lên hàng đầu.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới đang "oằn mình" vì nạn khai thác
Tỉnh Cà Mau có hai Vườn Quốc gia (VQG) là mũi Cà Mau và U Minh hạ. Đây cũng là hai Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vừa được Tổ chức UNESCO trao quyết định công nhận. Tuy nhiên, hiện cả hai nơi này đang phải "oằn mình" chịu sự tác động do khai thác bừa bãi, hủy diệt sản vật dưới tán rừng, nhất là nguồn lợi thủy sản...
Vùng bãi bồi thuộc VQG mũi Cà Mau rộng hàng chục nghìn km 2 , trong đó có nhiều khu vực là bãi đẻ, sinh trưởng của các giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Lâu nay, nơi đây là vùng cấm khai thác để bảo tồn tính đa đạng sinh học của các loài thủy sản có giá trị, trong đó có bãi nghêu giống với trữ lượng rất lớn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 đến nay, bãi nghêu giống này mỗi ngày có từ ba nghìn đến bốn nghìn người cùng với hàng nghìn phương tiện đến khai thác; trong đó 50% số người đã khai thác tận diệt dùng cơ giới như máy hút gắn sa quạt để bắt triệt để nguồn lợi nghêu giống. Ngoài ra, còn có hàng nghìn miệng lưới, đáy với mắc lưới bao ví quanh năm để bắt các con giống như cua, cá kèo... cùng với nghề khai thác giả cào, xung điện... Với cách khai thác này, nguồn lợi thủy sản ven bờ ở đây bị tàn sát, hủy diệt nghiêm trọng.
VQG U Minh hạ có rất nhiều sản vật quý hiếm dưới tán rừng như rùa, rắn, nai, heo rừng... và các giống loài thủy sản cá đồng như cá lóc, rô, trê, sặc bỗi, thát lát... Nguồn lợi cá ở đây cũng bị lén lút khai thác, tận diệt. VQG U Minh hạ có hơn 8,3 nghìn ha rừng tràm và rừng ở đây gần như còn nguyên vẹn với nhiều loài động vật quý hiếm trú ngụ, sinh sống dưới tán rừng; tiêu biểu nhất là các loại cá đồng vốn nổi tiếng lâu nay ở Cà Mau. Tuy nhiên, điều đáng nói là ngay trong mùa khô năm 2010 vừa qua, lãnh đạo VQG đã công khai hợp đồng bán, khoán kênh để cho một số thương lái khai thác cá đồng. Theo đó, người nhận khoán ít nhất là 5,5 km, nhiều nhất là 20 km với tổng số hơn 81 km kênh. Theo tính toán của một cán bộ lãnh đạo VQG, bình quân việc khoán một km kênh từ năm đến sáu triệu đồng, tùy theo việc đánh giá, xác nhận các đoạn kênh có cá ít hay nhiều; trong khi đó thương lái có thể thu về hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng/một đoạn kênh sau khai thác. Đây là cách khai thác hủy diệt, triệt tiêu và phải mất nhiều năm sau nguồn lợi cá đồng mới có thể phục hồi được; đồng thời kiểu khai thác này còn gây tác động, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái, nhất là đối với các loài động vật quý hiếm sinh sống tự nhiên dưới tán rừng.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất miền Trung ( ảnh: theo VnExpress)
Cấm ... nhưng vẫn khai thác
Mặc dù đã cấm hoàn toàn hoạt động đánh bắt thủy sản trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhưng các khu bảo vệ thủy sản ở Thừa Thiên - Huế vẫn đang bị tận diệt.
Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang được thành lập tháng 9/2010 với diện tích 30,4 ha. Đây là khu vực bảo vệ bãi giống, bãi đẻ, nguồn lợi thủy sản của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Cũng như Khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi, 3 khu bảo vệ thủy sản khác trên hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là Cồn Chìm (xã Vinh Phú, huyện Phú Vang), Cồn Cát (xã Điền Hải, huyện Phong Điền), Đập Tây - Chùa Ma (xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc) cũng đang bị thủy tặc hủy diệt. Tình trạng này khiến các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt nhiều loại thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.
Chưa có thuốc đặc trị
Đó là thừa nhận của Thanh tra Bộ Thủy sản và lãnh đạo Chi cục Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (QLBVNLTS) các tỉnh, thành về tình trạng đánh bắt thủy hải sản. Kết luận được đưa ra sau khi hoàn tất công tác kiểm tra tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng chất nổ, xung điện (tiến hành từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2007) trên địa bàn nhiều tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)… Theo kết quả kiểm tra, các phương thức đánh bắt thủy sản bừa bãi, theo hình thức “tận diệt” tại nhiều tuyến sông, kênh, rạch ở các tỉnh khu vực phía Nam còn hết sức phổ biến và khó kiểm soát.
Điều hết sức nguy hiểm là một số đối tượng còn dùng cả xung điện và các thiết bị cấm trong hoạt động đánh bắt làm chết cả tôm, cá và các loài thủy sản khác chưa đến tuổi khai thác khiến cho nguồn lợi này có nguy cơ bị “tận diệt” rất cao. Theo khảo sát của Đoàn kiểm tra, địa bàn “nóng” của tệ nạn này là khu vực ĐBSCL. Các đối tượng vi phạm chủ yếu là dân nghèo, sử dụng các phương tiện nhỏ, rẻ tiền phục vụ hoạt động đánh bắt. Khi bị phát hiện, truy bắt, người dân sẵn sàng vứt bỏ phương tiện. Với những tang vật thu được, cơ quan chức năng không thể truy tìm chủ nhân vì hầu hết phương tiện đều không đăng ký hoạt động. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng cũng đã vận động được 18 trường hợp vi phạm tự giác giao nộp các phương tiện đánh bắt bị cấm sử dụng. Nhiều hộ dân đã ký cam kết không vi phạm, khắc phục hậu quả...
Bên cạnh đó, hoạt động quản lý, bảo vệ khu bảo vệ thủy sản của các chi hội nghề cá ở một số địa phương vẫn chưa hiệu quả. Số vụ bị xử lý còn quá ít so với số vụ vi phạm. Nguyên nhân của tình trạng này là do ý thức của hội viên trong các chi hội nghề cá còn rất kém. Thậm chí có nơi hội viên còn ra tay tận diệt khu bảo vệ thủy sản, như trường hợp vừa qua ở xã Vinh Phú (Thừa Thiên - Huế).
Thiết nghĩ, để ngăn chặn tận gốc nạn khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng của về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chính quyền các địa phương cần phải có nhiều biện pháp mạnh tay, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm.
Thu Vân