• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khẩn trương triển khai xây dựng cầu Đại Ngãi

(Chinhphu.vn) - Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 (QL60) sẽ rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương miền Tây Nam Bộ.

26/10/2022 16:46
Khẩn trương triển khai xây dựng cầu Đại Ngãi - Ảnh 1.

Cầu Đại Ngãi bắc qua sông Hậu nối hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. (Ảnh: Google Map)

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60, ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT nhìn nhận cầu Đại Ngãi là dự án lớn, có vai trò rất quan trọng với 2 địa phương và khu vực Tây Nam Bộ, giúp nối thông toàn tuyến QL 60.

Dự án cầu Đại Ngãi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1478/QĐ-TTg năm 2019, với vốn đầu tư bằng nguồn ODA của Nhật Bản. 

Tuy nhiên, sau đó dự án được điều chỉnh chủ trương tại Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 là đầu tư hoàn toàn bằng vốn ngân sách Nhà nước, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 8.014 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, dự án cầu Đại Ngãi trên QL60 sẽ rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và phân luồng, giảm tải cho Quốc lộ 1, rút ngắn khoảng cách 80 km so với sử dụng tuyến QL1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TPHCM, giảm thời gian di chuyển khoảng 1,5-2 giờ chờ và di chuyển qua 2 phà vượt sông Hậu.

"Dự án sử dụng vốn từ chương trình phục hồi kinh tế-xã hội, do đó Ban Quản lý dự án (QLDA) 85, tư vấn và các bên liên quan phải khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án đầu tư làm cơ sở triển khai thực hiện", Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm yêu cầu.

Với một số hạng mục cụ thể, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA 85 cần tính toán, xem xét thêm những phương án khác để so sánh và quyết định, đảm bảo tối ưu và hiệu quả đầu tư; khảo sát kỹ những điều kiện về địa chất, thủy văn của khu vực triển khai dự án để có phương án kỹ thuật phù hợp…

Ban QLDA 85 xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, cụ thể, đặc biệt là kế hoạch giải ngân vốn đầu tư; tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hoàn thiện, phê duyệt các thủ tục liên quan đến đánh giá tác động môi trường, khung chính sách giải phóng mặt bằng…

Khởi công trong quý I/2023

“Các bên liên quan phải tích cực, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo trình Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư trong năm 2022. Phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên của dự án trong quý I/2023,” Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Ban QLDA 85, ngay sau khi có chủ trương đầu tư dự án được Thủ tướng phê duyệt, đơn vị đã tập trung triển khai lựa chọn các đơn vị tư vấn, tư vấn thẩm tra; tổ chức triển khai ngay công tác khảo sát, lập thiết kế cơ sở cũng như công việc liên quan khác để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án. 

Trong đó, Ban QLDA 85 đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát trên hiện trường gồm thu thập số liệu, khảo sát giao thông, địa hình, địa chất, thủy văn, mô hình toán lòng sông.

Để đẩy nhanh tiến độ lập thiết kế cơ sở và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, Ban QLDA 85 đã chỉ đạo tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm tra phối hợp chặt chẽ để triển khai phương án tuyến, giải pháp nút giao, các công trình cầu, xử lý đất yếu, so sánh các phương án kết cấu nhịp dây văng, nhịp cầu; quá trình nghiên cứu bám sát, cập nhật các quy hoạch quốc gia về đường bộ, cảng biển và đường thủy nội địa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như các quy hoạch, dự án khác có liên quan của địa phương để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Ban QLDA 85 cũng đã hoàn thành công tác khảo sát, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường; đã hoàn thành công tác điều tra, lập khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự kiến trình thẩm tra ngay trong tháng 10/2022; xin ý kiến thỏa thuận của 2 tỉnh về hồ sơ mỏ vật liệu xây dựng, bãi đổ thải; hoàn thành thảo thuận đấu nối hạ tầng với chính quyền địa phương  và công tác giám sát cộng đồng theo quy định…

PT