• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kháng cáo trong tranh chấp quyền sử dụng đất

(Chinhphu.vn) - Ông Bùi Văn Nhỏ (caokhiem01@...) đề nghị được giải đáp một số vấn đề về thời hạn kháng cáo và quyết định của bản án phúc thẩm trong vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất.

21/07/2012 09:05

Ông Nhỏ có 2 người con rể là anh Cao Văn Suất và anh Bùi Văn Cộng. Năm 1989, trước khi đi Hồng Kông, anh Suất đã bán nhà và toàn bộ khu đất ở diện tích khoảng 600m2 thuộc quyền sử dụng đất của mình cho anh Cộng. Văn bản bán đất có xác nhận của Chủ tịch UBND xã Ngũ Lão. Từ năm 1989 tới nay chính quyền địa phương luôn công nhận quyền sử dụng mảnh đất này của anh Cộng và trong thời gian sử dụng đất anh Cộng vẫn đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước.

Năm 1992 anh Suất từ Hồng Kông về Việt Nam. Năm 1994 anh Cộng có xây dựng lại toàn bộ nhà cửa trên khu đất đã mua của anh Suất từ năm 1989.

Năm 2008, anh Suất đã đưa đơn kiện ra Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thủy Nguyên đòi lại mảnh đất trên với nội dung đơn kiện: Mảnh đất trên anh Suất chỉ gửi cho ông Bùi Văn Nhỏ (bố vợ) trông coi hộ, chưa từng bán cho anh Cộng và anh Suất đòi lại quyền sử dụng mảnh đất trên.

Tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng, ông Nhỏ khẳng định, mảnh đất đó anh Suất không gửi ông Nhỏ trông coi hộ, mà anh Suất đã bán toàn bộ mảnh đất cho anh Cộng, có giấy tờ mua bán đất đầy đủ, có xác nhận của UBND xã Ngũ Lão.

TAND huyện Thủy Nguyên đã tuyên bản án sơ thẩm công nhận quyền sở hữu của anh Cộng. Tuy nhiên, năm 2011 anh Suất tiếp tục gửi đơn kháng cáo đến TAND Thành phố Hải phòng. TAND thành phố xét xử phúc thẩm, nhận định các giấy tờ văn bản mua bán mảnh đất trên là không hợp pháp, tuyên bản án phúc thẩm buộc anh Cộng trả lại mảnh đất cho anh Suất.

Ông Nhỏ muốn biết, thời hạn anh Suất kháng cáo có đúng quy định không? Tòa án tuyên bản án phúc thẩm như vậy có đúng pháp luật không?

Vấn đề ông Nhỏ hỏi, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Chế độ hai cấp xét xử

Điều 17 Bộ Luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Quyền và thời hạn kháng cáo

Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Điều 243 BLTTDS quy định người có quyền kháng cáo như sau: Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 245 BLTTDS thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 3 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm; nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục theo quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.

Về các thắc mắc của ông Bùi Văn Nhỏ, theo quy định của pháp luật, trong vụ án tranh chấp dân sự, đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và đúng pháp luật. Nếu không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.

Trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ như: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; Trưng cầu giám định; Quyết định định giá tài sản; Xem xét, thẩm định tại chỗ; Uỷ thác thu thập chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

Về nguyên tắc, Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có trường hợp ở 2 cấp xét xử Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm có sự đánh giá chứng cứ khác nhau, xác định quan hệ tranh chấp và quan điểm áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp khác nhau, dẫn đến có quyết định giải quyết vụ án khác nhau.

Để trả lời câu hỏi của ông Nhỏ về thời hạn kháng cáo của ông Suất và quyết định của bản án phúc thẩm có đúng với quy định của pháp luật không, cần thiết phải có đầy đủ toàn bộ hồ sơ của vụ án và thời gian nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án đó. Do luật sư không có được đầy đủ hồ sơ vụ án, do vậy không có cơ sở phân tích và nêu quan điểm của luật sư về vụ án này.

Trường hợp trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, nếu ông Cộng (bị đơn) hoặc ông Nhỏ (người làm chứng) phát hiện có một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong bản án phúc thẩm như: kết luận trong bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, thì ông Cộng có quyền khiếu nại, ông Nhỏ có quyền thông báo đến Chánh án TAND tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét, giải quyết, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.