• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội

(Chinhphu.vn) - BHXH Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, BHYT là 2 trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị-xã hội và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

16/02/2023 17:10
Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Phương châm của ngành là "Lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ" - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Nhân kỷ niệm 28 năm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/2/1995-16/2/2023), Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã chia sẻ về chặng đường 28 năm tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Mở rộng bao phủ BHXH, BHYT

Ngành BHXH đã đạt được nhiều thành tựu, từng bước khẳng định BHXH, BHYT là 2 chính sách có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Ông có thể cho biết, định hướng phát triển BHXH, BHYT theo hướng bao phủ toàn dân đã được triển khai xuyên suốt như thế nào?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Phát triển BHXH, BHYT theo hướng bao phủ toàn dân là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. Với ý nghĩa đó, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của ngành BHXH Việt Nam đã góp phần đưa các chính sách này ngày càng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực.

Thứ nhất, chủ động, tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, chính sách BHXH, BHYT đã từng bước được hoàn thiện theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và mở rộng phạm vi bao phủ, quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chính sách. Chính sách BHYT đã bảo đảm cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hướng đến cải thiện chất lượng sức khỏe người dân và cộng đồng; giảm bớt gánh nặng tài chính khi sử dụng các dịch vụ y tế và làm giảm nguy cơ đói nghèo, đặc biệt đối với người nghèo, cận nghèo, người dân sống ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi.

Thứ hai, công tác truyền thông chính sách, pháp luật được coi trọng, đổi mới cả về nội dung, hình thức theo hướng hiện đại, đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm chủ thể, đặc điểm từng vùng miền, phong tục tập quán, trong đó tập trung vào nhóm tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình.

Thứ ba, công tác phát triển người tham gia là nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành, góp phần mở rộng độ bao phủ, tiến tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân mà các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đề ra.

Có thế thấy, diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN ngày càng được mở rộng với sự tăng trưởng ấn tượng: Số người tham gia BHXH là 17,5 triệu người, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN tăng từ gần 6 triệu người năm 2009 lên hơn 14,3 triệu người năm 2022, tăng gần 2,4 lần; số người tham gia BHYT tăng từ 7,1 triệu người năm 1995 lên hơn 91,1 triệu người năm 2022, tăng 12,8 lần, đạt tỉ lệ bao phủ 92,04% dân số - cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân.

Thứ tư, công tác giải quyết, chi trả chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT được ngành BHXH Việt Nam thực hiện kịp thời, đúng quy định. Đặc biệt chuyển đổi hiệu quả phương thức quản lý từ thủ công sang hiện đại, việc giải quyết chế độ cho người tham gia căn cứ vào dữ liệu quản lý quá trình tham gia, đảm bảo nguyên tắc "đóng - hưởng". Phương thức hoạt động của hệ thống được đổi mới theo hướng phục vụ.

Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, lao động, việc làm của người dân và người lao động, 3 năm qua (từ năm 2020 đến năm 2022), ngành BHXH Việt Nam đã chủ động và quyết liệt tham gia cùng các bộ, ngành tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Đồng thời tập trung huy động mọi nguồn lực, trên nền nguồn dữ liệu sẵn có để triển khai kịp thời các gói hỗ trợ từ quỹ BHXH, BHTN với tổng số tiền hỗ trợ lên trên 47.200 tỷ đồng (trong đó, có 99,3% người nhận các khoản hỗ trợ qua tài khoản ngân hàng).

Bên cạnh đó, Quỹ BHXH, BHYT đã trở thành các quỹ an sinh lớn nhất, được quản lý, sử dụng đúng mục đích, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng quản lý BHXH.

Thứ sáu, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của ngành được đặc biệt quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt. Theo đó, các TTHC đã được rà soát, cắt giảm tối đa; đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo thuận lợi nhất cho người tham gia.

Đột phá về chuyển đổi số

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của ngành đã mang lại lợi ích lớn cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, BHTN, được các cấp các ngành và cộng đồng xã hội đánh giá cao. Tổng Giám đốc có thể chia sẻ cụ thể về những thay đổi mang tính đột phá này của ngành?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Với phương châm "Lấy người dân, DN làm chủ thể, trung tâm phục vụ", ngành BHXH Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ thủ công sang hiện đại, tác phong làm việc chuyển từ hành chính sang phục vụ.

Kết quả, đã cắt giảm từ 263 TTHC (năm 2009) xuống chỉ còn 25 TTHC, với 100% TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam; đồng thời từng bước tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; số giờ thực hiện TTHC cho người dân và doanh nghiệp giảm từ 335 giờ/năm (năm 2015) xuống còn trên 100 giờ.

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội - Ảnh 2.

Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh theo dõi thực tế sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip để đi khám chữ bệnh của người dân - Ảnh: VGP/Thu Cúc

Toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng dụng CNTT quản lý các quy trình nghiệp vụ, với hơn 20.000 tài khoản công chức viên chức thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của ngành. Theo đó, gần như tất cả các hoạt động của ngành, cũng như các giao dịch của người tham gia, người dân, đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan BHXH đã được thực hiện trên môi trường số; người dân, doanh nghiệp có thể giao dịch với cơ quan BHXH mọi lúc mọi nơi; thực hiện chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản ATM của hệ thống ngân hàng.

Cùng với đó, ngành đã đưa vào triển khai ứng dụng "VssID - BHXH số" trên nền tảng thiết bị di động. Hiện đã có trên 28 triệu tài khoản sử dụng để quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách; thực hiện các dịch vụ công về BHXH, BHYT; sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID và thẻ căn cước công dân gắn chip để đi KCB... Tại Hội nghị ASSA lần thứ 38, BHXH Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng "Thực tiễn hiệu quả" tại hạng mục CNTT cho ứng dụng trên điện thoại thông minh "VssID-BHXH số".

Đáng chú ý, trong những năm gần đây, công tác chuyển đổi số của ngành đã có những bước tiến vững chắc, mang lại những thay đổi đột phá, góp phần kiến tạo và xây dựng thành công ngành BHXH Việt Nam số theo đúng định hướng về chính phủ số của Đảng, Nhà nước ta. Hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành liên tục được làm giàu, cập nhật với thông tin của trên 98,7 triệu người dân; kết nối liên thông với gần 13.000 cơ sở khám chữa bệnh; có khoảng 620.000 đơn vị đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống giao dịch điện tử và Hệ thống thông tin giám định BHYT tiếp nhận khoảng 300 triệu hồ sơ giao dịch trực tuyến/năm; thực hiện hơn 500 triệu xác thực và chia sẻ thông tin với các bộ, ngành địa phương…

Thực hiện Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Hệ thống đã xác thực trên 74,1 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đồng thời, ngành đã cung cấp, chia sẻ gần 72,3 triệu lượt thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đến nay đã có trên 12.200 cơ sở khám chữa bệnh tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chip (chiếm 95,4% tổng số cơ sở khám chữa bệnh BHYT), với hơn 10,5 triệu lượt tra cứu thông tin BHYT bằng căn cước công dân gắn chip thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT.

Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, trong 3 năm qua, nhờ cải cách TTHC và hệ thống CNTT hiện đại, cơ quan BHXH các cấp đã kịp thời cung cấp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu về người tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN để phục vụ hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; đồng thời, góp phần triển khai nhanh chóng, hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. 

Chủ động, linh hoạt, kịp thời xử lý những vướng mắc

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và hoàn thành mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, BHXH Việt Nam cần tập trung những giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh: Để tiếp tục thực hiện thành công các kế hoạch dài hạn và bền vững hướng tới mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, chúng tôi xác định các giải pháp theo định hướng "kiến tạo" phải được toàn ngành triển khai với tinh thần chủ động, đồng bộ và toàn diện. Cụ thể, thời gian tới, toàn ngành sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII; Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; các đề án, dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo các lộ trình đến năm 2025, 2030); tổ chức thực hiện có hiệu quả các Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật An toàn-vệ sinh lao động,…

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội tổ chức, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; phát triển ngành BHXH Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước và đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, đúng trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào nhóm người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thứ tư, đảm bảo diện bao phủ BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục phát triển một cách bền vững; giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN cho người tham gia; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là công tác thanh tra chuyên ngành. Kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN; các hành vi gian lận, trục lợi các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường và rà soát, đơn giản hóa các TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các quy trình nghiệp vụ để thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đảm bảo đơn giản, dễ dàng, thuận tiện nhất cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ công, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành; đẩy mạnh chi trả chế độ qua các tổ chức dịch vụ công, chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, đảm bảo tốt nhất quyền lợi và tăng mức độ hài lòng với người tham gia.

Thứ bảy, tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về BHXH, BHYT, BHTN, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với các bộ, ngành. Nghiên cứu, triển khai các nền tảng, giải pháp kỹ thuật mới phục vụ chuyển đổi số của ngành, nhất là việc xây dựng hệ thống phân tích xử lý dữ liệu lớn (Big đata), áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là những giải pháp mang tính chiến lược, có vài trò bản lề trong việc quản trị và trong công tác phục vụ của ngành, nhằm đem lại những thuận lợi và lợi ích cao nhất cho nhân dân, đơn vị, doanh nghiệp của ngành.

Thứ tám, tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy; xây dựng đội ngũ công chức viên chức có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu. Phát triển ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì, mở rộng các hoạt động hợp tác song phương và đa phương nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn lực, kinh nghiệm quốc tế phục vụ cho sự phát triển của ngành.

Thứ chín, nắm chắc, theo sát tình hình thực tế, nhất là các vấn đề phát sinh gây khó khăn, ảnh hưởng tới an sinh xã hội của người dân, hoạt động của doanh nghiệp; chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xử lý kịp thời các vướng mắc; hoặc đề xuất cơ quan thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh, đảm bảo tốt nhất quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, doanh nghiệp theo quy định.

Tôi tin tưởng rằng, với những thành quả tăng trưởng bền vững xuyên suốt 28 năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, với sự phối hợp chủ động, tích cực của các bộ, ngành, cấp uỷ chính quyền các địa phương, cùng sự nỗ lực, đoàn kết, nhất trí một lòng của toàn thể công chức viên chức, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch đặt ra, ghi dấu mốc phát triển ấn tượng cho giai đoạn 30 năm xây dựng và phát triển vào năm 2025 tới đây.

Thu Cúc