• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khánh Hòa: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Chinhphu.vn) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Do đó, tỉnh Khánh Hòa xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, không dàn trải, tập trung cho các xã, thôn khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề cấp bách.

19/12/2022 16:18
Khánh Hòa: Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: UBDT

Tỉnh Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (gồm 20 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, 5 xã khu vực I); có 66 thôn đặc biệt khó khăn; có 3 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm Raglaiy, Ê Đê và Cơ Ho (T'rin).

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong giai đoạn I (từ năm 2021 đến 2025), tỉnh Khánh Hòa đã ban hành 5 nghị quyết, 8 quyết định, 7 kế hoạch và một số văn bản khác triển khai. Đến nay, kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt gần 122,7/468,7 tỷ đồng, bằng hơn 26% kế hoạch giao.

"Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, đưa 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo, nâng mức sống của đồng bào DTTS tiệm cận với các vùng khác. Để thực hiện chương trình này, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo 2 huyện xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các kênh tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định để người dân thoát nghèo bền vững", Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân chia sẻ tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc mới đây.

Theo đó, Khánh Hòa ưu tiên các dự án trọng điểm để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS…

Ngoài ra, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, đề án khác như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 nhằm phát triển nhanh, bền vững vùng nông thôn miền núi; chương trình giảm nghèo bền vững nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào.

Tỉnh Khánh Hòa cũng đề xuất Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/CP của Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bố trí kịp thời, bảo đảm kinh phí, nguồn lực hàng năm và giai đoạn để địa phương chủ động, xây dựng kế hoạch phân bổ, thực hiện các nội dung của Dự án, Tiểu dự án kịp thời, đúng quy định và hoàn thành các mục tiêu của chương trình, kế hoạch đề ra.

Sớm có hướng dẫn về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã đạt chuẩn nông thôn mới (từ xã khu vực III, khu vực II lên xã khu vực I) và điều chỉnh khu vực xã đạt chuẩn nông thôn mới để các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã này được thụ hưởng các chính sách quy định hiện hành.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách dân tộc đến với người dân; chủ động xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Khánh Hòa cũng cần lựa chọn mô hình phù hợp cho từng địa bàn để đồng bào DTTS tự vươn lên, thoát nghèo bền vững; tổ chức lồng ghép chặt chẽ các chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi để bảo đảm tính hiệu quả của chương trình.

Đặc biệt, tỉnh cần đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao trình độ cho người dân. Vì khi có trình độ, thì việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ thuận lợi hơn, ý thức tự vươn lên làm chủ cuộc sống của mỗi người dân sẽ giúp cho địa phương thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội./.

Hoàng Giang