Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
1. Các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của tỉnh theo phân cấp tiếp tục được rà soát và từng bước hoàn thiện, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, cụ thể, kịp thời và khả thi, tạo môi trường thật sự bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Trong đó, tập trung rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực trọng điểm gồm: ưu đãi, thu hút đầu tư (đặc biệt là đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong, các khu du lịch và khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh); du lịch, thương mại và thương mại điện tử; thị trường bất động sản; khuyến nông, khuyến công; tài nguyên và môi trường; đào tạo nguồn nhân lực; xã hội hóa và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công. Quá trình xây dựng, ban hành các quy định, chính sách phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường để tạo động lực phát triển mạnh mẽ, đồng thời bảo đảm sự điều chỉnh, quản lý đồng bộ, hiệu quả của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc hoàn thiện các quy định, chính sách gắn liền với công khai, minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương nhằm trực tiếp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh.
2. Những hạn chế, vướng mắc về quy định thủ tục hành chính và trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được tập trung xử lý, tháo gỡ, đem lại kết quả cụ thể, tích cực. Từ năm 2012, công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) phải được tiến hành trên cơ sở phân tích sản phẩm đầu ra phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp; xem xét mối liên hệ tổng thể giữa các nhóm thủ tục để thiết kế quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính bảo đảm sự tham gia, phối hợp đồng bộ, thông suốt và hiệu quả giữa các cơ quan, các cấp hành chính địa phương. Tập trung CCTTHC trong nội bộ bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh để đáp ứng yêu cầu trên một cách vững chắc.
Người dân và doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu thông tin, quy định về thủ tục hành chính của địa phương một cách thuận lợi; cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính được khai thác có hiệu quả; giảm thiểu thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
3. Bộ máy hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tiếp tục được rà soát, kiện toàn theo quy định, hướng dẫn của Trung ương, ngày càng phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước tại địa phương. Các giải pháp kiện toàn bộ máy hành chính gắn liền và trực tiếp phục vụ yêu cầu CCTTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông theo hướng hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
Song song với tiến trình hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm xây dựng và nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, số lượng; thông qua các biện pháp, hình thức thiết thực, cụ thể, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.
4. Các nội dung, nhiệm vụ về hiện đại hóa nền hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước được quan tâm triển khai đồng bộ, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, gắn với mở rộng và nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương thức quản lý, điều hành bộ máy; đặc biệt là trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, kiểm soát thủ tục hành chính, công khai, minh bạch thông tin quản lý; tạo điều kiện cơ bản, cần thiết để đạt mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh và Sở Nội vụ về tình hình, kết quả thực hiện công tác CCHC theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm cũng như báo cáo đột xuất theo yêu cầu cụ thể của UBND tỉnh, Sở Nội vụ.
Hải Dương