Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Ông Roma Iwaszkiewics |
Đây là một di vật đá có giá trị về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật của triều Nguyễn, thuộc cụm di tích được công nhân cấp quốc gia và là một thành tố của quần thể di tích Di sản văn hóa Thế giới đã được UNESCO công nhận. Dự án Bảo tồn tu bổ và tôn tạo Nhà bia Thị học Quốc Tử Giám nhằm mục đích bảo tồn tấm bia đặt trước Quốc Tử Giám thời Nguyễn ở Huế được thực hiện từ tháng 9/2010 đến thánh 12/2010 với tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng, trong đó phần tài trợ 18.700 (khoảng 360 triệu đồng) của Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam, gồm 2 phần công việc chính: bảo tồn, gia cố lại tấm bia đá và dựng nhà che bia nhằm bảo quản tốt hơn tấm bia trong điều kiện khí hậu đang thay đổi và góp phần tôn tạo cảnh quan, tạo điểm nhấn đẹp trên trục đường 23 tháng 8.
Dự án này tuy quy mô không lớn, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt bảo tồn một chứng tích liên quan đến chính sách khuyến khích giáo dục từ lâu đời ở Việt Nam ; đồng thời Dự án còn góp một phần cho công tác giáo dục cộng đồng bảo tồn di sản văn hóa truyền thống.
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh tại Lễ khánh thành |
Cũng trong sáng nay, ông Roma Iwaszkiewics - Đại sức C.H Ba Lan tại Việt Nam và ông Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cùng ký kết thỏa thuận đóng góp tài trợ tiếp theo của Đại sứ quan C.H Ba Lan cho Dự án Bảo tồn, Tu bổ và tôn tạo công trình Linh Tinh Môn - Văn Miếu Huế với tổng kinh phí để thực hiện Dự án là 1.784 triệu đồng Việt Nam; trong đó, vốn tài trợ từ Đại sứ quán Ba Lan là 25.497 USD (tương đương hơn 500 triệu đồng Việt Nam), sẽ được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2011.
Linh Tinh Môn là tên của một công trình nằm trong cụm di tích Văn Miếu Huế. Nằm trên trục dũng đạo của tổng thể kiến trúc, Linh Tinh Môn là một cổng tam quan dẫn từ bến thuyền tới Văn Thánh Môn. Cùng với các kiến trúc khác nằm trong tổng thể Văn Miếu, các công trình Văn Miếu Môn, Linh Tinh Môn là hình thức biểu tượng hóa sự tôn trọng, ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam nói chung và triều đình nhà Nguyễn nói riêng đối với các vị Tiến sĩ đã thành danh qua các kỳ thi cử dưới triều Nguyễn, đặc biệt thể hiện tinh thần trọng đạo và khuyến học thời kỳ này.
Dự án bao gồm các phần chính: phục chế các tấm Pháp lam trang trí, phục hồi các cột trang trí phù điêu vôi vữa truyền thống, bảo quản gìn giữ các vật liệu còn tồn tài của công trình và đào tạo kỹ thuật bảo quản, phục hồi cho cán bộ chuyên môn của Trung tâm.
![]() |
![]() |
Tại Lễ ký kết |