• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khảo sát việc thanh toán viện phí trên toàn quốc

(Chinhphu.vn) - Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa tiến hành khảo sát việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trên toàn quốc.

19/10/2024 18:21
Khảo sát việc thanh toán viện phí trên toàn quốc- Ảnh 1.

Theo khảo sát của Bộ Y tế, trong tổng số 1.002 bệnh viện, có tới 94.41% đơn vị chấp nhận thanh toán kết hợp giữa tiền mặt và các hình thức không dùng tiền mặt - Ảnh: VGP/HM

Theo ông Dương Huy Lương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, xác định việc thanh toán không dùng tiền mặt là việc quan trọng, có tác động rất lớn, từ tháng 4 năm nay, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã khảo sát việc thanh toán viện phí trên toàn quốc.

Kết quả khảo sát các bệnh viện cho thấy có tổng số 1.002 bệnh viện đã trả lời. Cụ thể, có tới 94.41% bệnh viện chấp nhận thanh toán kết hợp giữa tiền mặt và các hình thức không dùng tiền mặt, chỉ 5.19% bệnh viện vẫn duy trì thanh toán bằng tiền mặt và 0.4% hoàn toàn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong số các hình thức không dùng tiền mặt, 89.52% bệnh viện đã áp dụng thanh toán qua mã QR, 87.13% cho phép chuyển khoản và 36.23% sử dụng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

Tuy nhiên, chỉ 2.79% bệnh viện có tích hợp thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Chỉ có 6 bệnh viện thí điểm thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia nhưng không triển khai được. Điều này cho thấy khả năng áp dụng thanh toán qua Cổng này còn rất hạn chế.

Tỷ lệ trung bình số tiền viện phí được thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 26.83%, với tổng số tiền thanh toán không dùng tiền mặt trong một tháng trung bình đạt 7.08 tỷ đồng.

Đa số các bệnh viện (85.03%) đồng ý rằng, nên duy trì các hình thức thanh toán khác bên cạnh Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong khi chỉ 2.19% ủng hộ việc chỉ thanh toán qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Ngoài ra, về khả năng triển khai, chỉ 6.29% bệnh viện cho biết sẵn sàng áp dụng ngay, 44.51% cố gắng sẽ thực hiện được, còn 41.22% chưa sẵn sàng do thiếu hạ tầng và thiết bị cần thiết.

Còn khó khăn, vướng mắc

Theo Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, đơn vị này đã kết nối phần mềm của bệnh viện với các phần thanh toán của trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, test kết quả thành công. Tuy nhiên, sau khi hướng dẫn triển khai thực tế, đơn vị gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Với hình thức thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, sau khi nhận phiếu chỉ định, người bệnh phải sử dụng máy tính, lên trang web nhập mã thanh toán 20 ký tự để thanh toán, do đó, mất nhiều thời gian, dễ nhập sai, nhập thiếu.

Bên cạnh đó, nếu thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, việc hoàn tiền sẽ được thực hiện như thế nào (nếu sau khi đóng tiền, người bệnh không thực hiện dịch vụ thì phải hoàn tiền). Hoạt động này chưa có quy trình, hướng dẫn cụ thể, do đó gặp rủi ro cho người bệnh.

Đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang áp dụng 3 phương thức thanh toán: QR code, chuyển khoản và POS, chiếm 40 - 42% trong tổng thu của bệnh viện.

Bệnh nhân có quyền được lựa chọn các hình thức thanh toán để tiện lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là khi làm việc với ngân hàng khâu đối soát để báo cáo, nhất là đối với bệnh viện có lượt khám đông, diện tích chật hẹp, cần đầu tư chi phí lớn.

Do đó, đơn vị đề xuất cần có quy trình, cách thức, phương thức phù hợp với từng nơi, từng địa điểm, không nên cứng nhắc phương thức thanh toán.

Trước đó, ngày 13/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận được công văn của Tổ Công tác triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về việc đôn đốc thủ tục hành chính chưa được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 422/QĐ-TTg và Quyết định 206/QĐ-TTg. Trong đó, Bộ Y tế có 1 nhiệm vụ thủ tục hành chính chậm muộn, đó là thanh toán viện phí.

Ngay khi nhận được văn bản này, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã báo cáo Tổ công tác về khảo sát trên, đồng thời đề xuất tiếp tục tiếp tục triển khai thí điểm thanh toán trực tuyến chi phí khám chữa bệnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia tại một số bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện trực thuộc các trường đại học lớn, có kinh nghiệm triển khai bệnh án điện tử và điều kiện hạ tầng, kỹ thuật tốt.

Tổ chức, đánh giá kết quả thí điểm, tính an toàn, bảo mật dữ liệu cá nhân và thông tin giao dịch của người bệnh, tránh các nguy cơ gây lộ lọt thông tin cá nhân của người dân.

Đồng thời đề xuất Tổ công tác xem xét, nghiên cứu chỉnh sửa nhiệm vụ "thực hiện thanh toán trực tuyến chi phí khám, chữa bệnh trên Cổng dịch vụ công Quốc gia" bằng nhiệm vụ "thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt dưới nhiều hình thức, khuyến khích nhưng không bắt buộc phải thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia".

Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh, thông qua kết quả khảo sát trên cho thấy việc thực hiện đồng thời các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, không những thực hiện đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, mà còn hướng tới đảm bảo thuận tiện tối đa cho người bệnh và cơ sở khám, chữa bệnh, trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, lấy nhân viên y tế làm then chốt.

HM