• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các Ngân hàng thương mại sơ kết công tác tổ chức phối hợp thu NSNN

Ngày 11/01/2010 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị sơ kết công tác tổ chức phối hợp thu giữa Kho bạc Nhà nước (KBNN), Tổng cục Thuế (TCT), Tổng cục Hải quan (TCHQ) và các Ngân hàng thương mại (NHTM), nhằm đạt được mục tiêu đổi mới về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng cải cách hành chính, đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế...

17/11/2010 22:30

Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị liên quan trong ngành Tài chính, các Ngân hàng thương mại và các địa phương thực hiện việc thực hiện công tác phối hợp thu giữa Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các Ngân hàng thương mại. Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đã chủ trì và phát biểu tổng kết hội nghị.

Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài chính xin giới thiệu những đánh giá cơ bản nhất về công tác này qua một thời gian triển khai cũng như mục tiêu, kế hoạch, các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Những kết quả đạt được:

Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương đã triển khai phối hợp thu NSNN thì cơ bản các chứng từ thu NSNN phát sinh tại các NHTM đã được chuyển về KBNN dưới dạng chứng từ điện tử; tại một số địa bàn đã tổ chức phối hợp thu toàn diện, kể cả trao đổi thông tin và ủy nhiệm thu (như 5 quận tại Hải Phòng; Phòng Giao dịch KBNN Hải Dương; các đơn vị đã triển khai tại Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng,…), thì 80%-90% số thu NSNN bằng tiền mặt trước đây nộp tại KBNN, nay đã được nộp tại các NHTM. Qua triển khai, công tác tổ chức phối hợp thu NSNN đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:

Góp phần cải cách thủ tục hành chính trong công tác hành thu:

- Về phía người nộp thuế:

Quy trình, thủ tục thu nộp NSNN được đơn giản hóa, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp NSNN theo nguyên tắc: người nộp thuế chỉ cần lập 1 liên bảng kê nộp thuế theo mẫu tương đối đơn giản; thời gian chờ đợi để mỗi người nộp thuế làm thủ tục nộp tiền được giảm bớt xuống còn khoảng 5 – 7 phút, thay vì khoảng 30 phút như trước đây.

Không gian và thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN được mở rộng (người nộp có thể thực hiện nộp tiền tại nhiều địa điểm khác nhau, nơi có trụ sở KBNN hoặc chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM; hoặc có thể nộp tiền ngoài giờ hành chính, nộp vào ngày nghỉ).

Từng bước được sử dụng các dịch vụ thu nộp NSNN văn minh, hiện đại do các ngân hàng cung cấp như: nộp NSNN qua thẻ ATM, dịch vụ ủy nhiệm thu không chờ chấp nhận, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu,…

- Về phía các cơ quan trong ngành tài chính (Thuế, Hải quan và KBNN):

Cơ quan Thuế, Hải quan có thể chia sẻ và được cung cấp các thông tin về người nộp thuế với KBNN và các ngân hàng, phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN an toàn và hiệu quả; đồng thời, được hỗ trợ trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Cơ quan Hải quan có điều kiện làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu kịp thời cho các doanh nghiệp, ngay sau khi các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN tại KBNN hoặc NHTM.

Từng bước giảm bớt áp lực về biên chế, kinh phí cho hệ thống KBNN khi phải tổ chức các điểm thu ngoài trụ sở, thu phạt ngoài giờ hành chính,…

- Về phía các NHTM đang thực hiện phối thu NSNN: Vietinbank, BIDV, Agribank: Với việc được cung cấp thông tin về người nộp thuế, nên các ngân hàng này có thể nghiên cứu, phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng các dịch vụ thanh toán hiện đại.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan thu và KBNN:

- Việc thống nhất và đối chiếu được đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về thu NSNN giữa KBNN – cơ quan Thuế – Hải quan – Vietinbank – BIDV – Agribank – người nộp thuế; khắc phục được cơ bản tình trạng chứng từ thu NSNN chuyển từ ngân hàng về KBNN và cơ quan thu bị thiếu/hoặc sai thông tin. Qua đó, giúp cơ quan thu theo dõi tình trạng thu, nộp (tính thuế, đốc thuế,…) và việc hạch toán thu NSNN của KBNN được nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

- Giảm thiểu thời gian và khối lượng nhập liệu tại các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nguyên tắc: dữ liệu được nhập ở một nơi và được sử dụng ở nhiều nơi. Cụ thể, dữ liệu về số phải thu NSNN sẽ được các cơ quan thu truyền sang KBNN và các NHTM; ngược lại, dữ liệu về số đã thu NSNN sẽ được KBNN/hoặc các NHTM truyền cho các cơ quan thu.

- Thông qua việc tổ chức phối hợp thu NSNN đã nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công nói riêng và trong nền kinh tế nói chung; đồng thời, việc thu, nộp NSNN đã được phát triển hiện đại hơn - nộp trực tiếp vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, tiến tới toàn bộ các khoản thu NSNN đều được nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

Góp phần xây dựng hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS) và hình thành Chính phủ điện tử:

Thông qua việc xây dựng Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương; chương trình kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan; chương trình thu NSNN của KBNN (TCS) và của các ngân hàng,… đã thúc đẩy xu hướng kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, đơn vị thay cho phương thức luân chuyển, trao đổi thông qua chứng từ giấy như hiện nay để từng bước hình thành hệ thống thông tin tài chính tích hợp; trong đó, lấy TABMIS là trung tâm và có giao diện với các hệ thống khác như hệ thống quản lý thuế, hải quan, quản lý nợ,…. Qua đó, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý tài chính-ngân sách và xây dựng Chính phủ điện tử.

Tuy nhiên theo đánh giá chung qua một thời gian thực hiện công tác phối hợp thu vẫn còn một số khó khăn khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, đó là:

- Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa tham gia vào việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN, nên chưa có sự điều chỉnh chuẩn thông tin của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) phù hợp với chuẩn thông tin của hệ thống thu NSNN. Vì vậy, phần nào gây khó khăn cho các NHTM (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần, nơi KBNN không mở tài khoản) trong việc truyền/nhận dữ liệu thu NSNN từ ngân hàng phục vụ người nộp thuế về ngân hàng phục vụ KBNN thông qua hệ thống IBPS; đồng thời, cũng gây khó khăn cho các đơn vị trong việc tổ chức phối hợp thu NSNN tại các địa bàn tỉnh lỵ, nơi KBNN tỉnh, thành phố phải mở tài khoản tại chi nhánh NHNN tỉnh.

- Do yêu cầu kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử, nên việc triển khai phối hợp thu NSNN chỉ được thực hiện tại những địa bàn đã triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN. Tuy nhiên, phạm vi triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN giai đoạn 1 còn hạn chế và trên cơ sở dữ liệu phân tán (hiện mới chỉ triển khai được tại 30 tỉnh, thành phố với trên 100 quận, huyện), nên việc triển khai phối hợp thu NSNN còn bị bó hẹp, chi phí và thời gian triển khai lớn.

- Tại một vài địa bàn triển khai, dữ liệu về số phải thu NSNN do cơ quan thu cung cấp chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và chính xác, gây khó khăn cho công tác tổ chức thu và đối chiếu số liệu giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

-Hình thức thu nộp NSNN qua thẻ ATM tuy đã được nghiên cứu triển khai thí điểm tại quận Ngô Quyền thuộc Hải Phòng cho các hộ kinh doanh cá thể, song để hình thức thu nộp này thực sự phát triển và đạt hiệu quả, thì các NHTM cũng cần phát triển các dịch vụ khác kèm theo thẻ ATM.

Mục tiêu, định hướng và một số giải pháp tăng cường công tác phối hợp thu NSNN trong thời gian tới:

Tăng cường tổ chức phối hợp thu NSNN là một trong những nội dung hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính mang tính đột phá, được Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo sát sao và được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo các đơn vị tham gia và các đối tượng nộp thuế. Nó khẳng định một chủ trương đúng đắn và cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để triển khai rộng theo một kế hoạch và lộ trình triển khai phù hợp. Để việc tăng cường tổ chức phối hợp thu đạt kết quả tốt, trong thời gian tới cần thực hiện một số nội dung sau:

Mục tiêu:

Đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác hành thu NSNN theo nguyên tắc: đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý giao dịch, đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các ứng dụng khác nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020.

Định hướng:

Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về thu NSNN theo hướng: xây dựng quy chế trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp thu NSNN; xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi người nộp thuế tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp NSNN; quy định rõ tính pháp lý của các chứng từ điện tử trong hoạt động thu NSNN (như chứng từ nộp NSNN được in từ máy ATM,…).

Thứ hai, khẩn trương xây dựng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng, bảo mật thông tin về người nộp thuế, đảm bảo việc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu về người nộp thuế giữa các cơ quan, đơn vị liên quan luôn được bảo mật, an toàn và đúng quy định của pháp luật; đồng thời, nghiên cứu hình thành bộ phận quản trị hệ thống TCS với trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và trang thiết bị kỹ thuật đầy đủ, hiện đại, đảm bảo cho việc triển khai TCS và tổ chức phối hợp thu NSNN được vận hành thông suốt và ổn định.

Thứ ba, xây dựng TCS xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hóa dữ liệu thông tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế, Hải quan để tập trung số liệu về thu NSNN, tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản trị hệ thống TCS cũng như tổ chức phối hợp thu với các NHTM.

Thứ tư, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào quy trình quản lý thu, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực thu. Nghiên cứu phát triển và mở rộng các hình thức thu nộp NSNN hiện đại, cụ thể:

Thực hiện kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa KBNN – cơ quan thu – ngân hàng (kể cả NHNN và các NHTM). Đến năm 2012 thực hiện kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử tại 100% tỉnh, thành phố.

Xử lý một cách hài hòa lợi ích của các đơn vị, cá nhân (KBNN, cơ quan thu, ngân hàng, người nộp thuế) trong việc cải cách và hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN. Từng bước chuyển dần việc thu nộp NSNN bằng tiền mặt sang nộp NSNN bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo phù hợp với khả năng cung ứng dịch vụ của các ngân hàng và lộ trình triển khai của KBNN. Đến năm 2015, cơ bản các khoản thu NSNN được thu bằng hình thức thu chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng.

Một số giải pháp thực hiện:

Một là, triển khai nhanh và có hiệu quả dự án Hiện đại hóa thu NSNN để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án TABMIS; mặt khác, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho việc triển khai phối hợp thu NSNN giữa các đơn vị trong ngành tài chính (KBNN, Thuế, Hải quan) với các ngân hàng. Cụ thể, Ban chỉ đạo dự án Hiện đại hóa thu NSNN cần sớm có báo cáo sơ kết và trình Bộ cho phép tiếp tục triển khai mở rộng cho các địa bàn còn lại theo hướng: xây dựng dữ liệu tập trung trên mô hình WEB; mở rộng phạm vi triển khai tới tất cả các KBNN quận, huyện; điều chỉnh thời gian và địa bàn triển khai phù hợp với lộ trình triển khai TABMIS.

Hai là, nghiên cứu và hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ, điều kiện kỹ thuật để mở rộng phạm vi, địa bàn triển khai tổ chức phối hợp thu NSNN theo nguyên tắc kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử, cụ thể:

- Việc triển khai phối hợp thu NSNN được tập trung thực hiện tại những địa bàn đã triển khai Hiện đại hóa thu; đồng thời, đảm bảo phù hợp với khả năng kết nối, trao đổi thông tin và cung ứng dịch vụ của các ngân hàng.

- Cơ quan thu cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu về số phải thu NSNN để tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức thu nộp, đối chiếu số liệu của NHTM và KBNN.

- Đối với các NHTM cổ phần: Trước mắt, thí điểm kết nối, trao đổi thông tin về số phải thu NSNN với một vài NHTM cổ phần đảm bảo các điều kiện pháp lý, kỹ thuật do Bộ Tài chính quy định (KBNN chủ trì làm đầu mối cung cấp). Sau thí điểm sẽ tiếp tục triển khai đối với các NHTM cổ phần khác (nếu có nhu cầu).

Ba là, căn cứ kế hoạch triển khai dự án Hiện đại hóa thu NSNN và tổ chức phối hợp thu NSNN, từng hệ thống KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, BIDV, Vietinbank, Agribank cần chỉ đạo các đơn vị, chi nhánh trực thuộc căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tổ chức công tác thu NSNN tại địa phương, đơn vị mình để chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng nội dung, lộ trình, kế hoạch chung đã đề ra.

Bốn là, từng hệ thống cũng cần chủ động tiến hành rà soát, thống kê đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ mới, đảm bảo sự ổn định đội ngũ cán bộ, đoàn kết thống nhất hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn chính trị được giao.

Năm là, quán triệt và phổ biến thông tin để các cấp, ngành có liên quan và mọi cán bộ, công chức nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của việc tổ chức phối hợp thu NSNN để thống nhất trong nhận thức và hành động; đồng thời, tuyên truyền cho các các cơ quan hữu quan, đặc biệt là HĐND và UBND các cấp, các đối tượng nộp thuế hiểu rõ những lợi ích của quy trình thu nộp NSNN mới và tích cực ủng hộ khi triển khai thực hiện./.