• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kho bạc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian chi phí

(Chinhphu.vn) – Chiều 27/12, Kho bạc Nhà nước tổ chức họp báo thông tin về kết quả công tác trọng tâm năm 2022 của toàn hệ thống.

28/12/2022 08:42
Kho bạc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian chi phí - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng Giám đốc KBNN - Ảnh: VGP/HT

Dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí

Ông Lê Văn Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết: Hệ thống KBNN tiếp tục duy trì cung cấp 100% thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 của KBNN; 100% các đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia DVCTT (khoảng 97.000 đơn vị); hoạt động giao dịch với KBNN 24/7, số lượng chứng từ chi NSNN phát sinh hàng tháng đạt trên 99%, lượng giao dịch trung bình mỗi ngày từ 100.000 đến 150.000 giao dịch.

Ông Lê Văn Khoa đánh giá, việc áp dụng DVCTT đã giúp các đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, nhất là ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn. Số giao dịch qua DVCTT ngày càng tăng, đã trở thành phương thức giao dịch chính giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Báo cáo kết quả công tác năm 2022, ông Lê Văn Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, bám sát nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, với tinh thần cải cách thủ tục hành chính, hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao.

Tính đến hết ngày 20/12/2022, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 895.195 tỷ đồng, bằng 80,5% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng.

Đối với dự toán chi thường xuyên năm 2022 của ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN, đã bao gồm cải cách tiền lương, tinh giảm biên chế và dự toán từ năm trước chuyển sang là 1.112.194 tỷ đồng).

Trong chi đầu tư, tính đến ngày 20/12/2022, lũy kế vốn đầu tư công năm 2022 kiểm soát, thanh toán qua KBNN là 403.160,6 tỷ đồng, bằng 67,9% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2022 Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua KBNN (kế hoạch là 593.708 tỷ đồng), bằng 60,9% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch vốn 2022 Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh giao, kiểm soát chi qua KBNN (661.477,8 tỷ đồng).

Ông Trần Mạnh Hà - Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi KBNN cho biết: Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, hệ thống KBNN đã phát hiện 908.614 khoản chi chưa đủ điều kiện thanh toán theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết. Số thực từ chối thanh toán là 4.207 món, tương đương với 451 tỷ đồng.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát, ông Trần Mạnh Hà cho biết, KBNN đã không ngừng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, tạo điều kiện cho các đơn vị SDNS, từ đó đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Kho bạc triển khai dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian chi phí - Ảnh 2.

Đến hết ngày 20/12/2022, tổng khối lượng TPCP phát hành là 203.222 tỷ đồng

Kênh huy động vốn và quản lý ngân quỹ hiệu quả

Về công tác huy động trái phiếu chính phủ (TPCP) và quản lý ngân quỹ nhà nước (NQNN), ông Lưu Hoàng – Cục trưởng Cục Quản lý ngân quỹ nhà nước (KBNN) cho biết, KBNN đã phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với khối lượng đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi và trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương, phù hợp với khả năng thu của ngân sách trung ương và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục góp phần tái cơ cấu danh mục nợ TPCP, góp phần bảo đảm an toàn, bền vững nợ công.

Đến hết ngày 20/12/2022, tổng khối lượng TPCP phát hành là 203.222 tỷ đồng, chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương (lũy kế chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương đến hết ngày 20/12/2022 là 166.516 tỷ đồng); kỳ hạn phát hành bình quân 12,67 năm, lãi suất phát hành bình quân 3,41%/năm; kỳ hạn còn lại bình quân danh mục TPCP 9,09 năm, phù hợp với các mục tiêu đã đề ra của Quốc hội và Chính phủ. Ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi được ưu tiên sử dụng cho ngân sách trung ương vay, từ đó, giảm chi phí vay hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm...

KBNN cũng đang phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan đẩy mạnh thu phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp ngân sách, tập trung nhanh nguồn thu vào ngân sách Nhà nước và hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong hoạt động giao dịch với Kho bạc Nhà nước, góp phần cùng với ngành thuế và hải quan thực hiện thu vượt dự toán.

Sang năm 2023, bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng Giám đốc KBNN cho biết, hệ thống Kho bạc Nhà nước xác định mục tiêu và phương châm hành động là: "Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2030; đẩy mạnh chuyển đổi số vào các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng phục vụ khách giao dịch".

Để thực hiện thành công mục tiêu này, Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức điều hành quản lý quỹ ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, an toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách, tăng cường quản lý chi tiêu công. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu tổ chức tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023; tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.

"KBNN  cũng đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch huy động vốn năm 2023 do Bộ Tài chính giao, đảm bảo tuân thủ quy định giới hạn tỷ lệ kỳ hạn theo Nghị quyết của Quốc hội; điều hành công tác huy động vốn linh hoạt, vừa bảo đảm huy động đủ cho nhu cầu của ngân sách trung ương, vừa duy trì lãi suất phát hành hợp lý", bà Trần Thị Huệ nói.

Trong năm 2022, Kho bạc Nhà nước đã triển khai mở tài khoản chuyên thu ngân sách Nhà nước và ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thu ngân sách Nhà nước, thanh toán song phương điện tử với 4 ngân hàng thương mại là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng An Bình (ABBANK), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Ngoài ra, Kho bạc Nhà nước đã mở tài khoản chuyên thu và kết nối thanh toán với 15 ngân hàng là Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, DongABank, VPBank, SHB, Techcombank, ACB, OCB, MSB, TPBank, LienVietPostBank, HDBank.

Anh Minh