• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khởi công dự án điện Mông Dương 2

Ngày 16/9/2011, tại Quảng Ninh, dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 đã chính thức được khởi công với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh.

19/09/2011 15:31

Đây là dự án BOT công suất 1.200 MW và tổng mức đầu tư ước tính khoảng 2 tỉ USD. Đồng thời cũng là dự án BOT nhiệt điện thứ 3 đã thu xếp vốn thành công kể từ năm 2001 (sau 2 dự án BOT Nhiệt điện chạy khí Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3). Hoạt động vận hành thương mại của nhà máy sẽ bắt đầu vào giữa năm 2015 và dự kiến chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm hoạt động.

Chủ đầu tư BOT là Công ty TNHH Điện lực AES – TKV – công ty được thành lập bởi 3 công ty thành viên của Tập đoàn AES của Mỹ (51% vốn), Tập đoàn Posco Power-Hàn Quốc (30% vốn) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc CIC (19%).

Sau khi xây dựng hoàn tất (dự kiến vào tháng 7/2015), Mông Dương 2 sẽ là dự án nhiệt điện đốt than đầu tiên và là dự án điện tư nhân lớn nhất của Việt Nam cho tới thời điểm này và sẽ đóng góp 7% tổng công suất hệ thống điện của Việt Nam.

Cũng với việc thực hiện dự án điện quan trọng này, Tập đoàn AES cũng đã thể hiện sự quan tâm đến các cơ hội đầu tư nhà máy thủy điện, điện gió tại Việt Nam.

Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang khẳng định: Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, những năm tới, nhu cầu điện của Việt Nam tăng nhanh. Dự kiến đến 2020, tổng công suất nhiệt điện đốt than của Việt Nam cần khoảng 36 nghìn MW, chiếm gần 47% tống công suất phát của hệ thống. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam sẽ phải thực thi nhiều chính sách, giải pháp, trong đó, hình thức đầu tư BOT các dự án nguồn điện được khuyến khích. Hiện tại, Bộ Công Thương đang tiếp tục đàm phán để đầu tư xây dựng 11 dự án khác với công suất 14.000MW.