• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khơi dậy hoài bão, sẻ chia khó khăn để tiếp tục chiến thắng

(Chinhphu.vn) – Đã có rất nhiều lời trách móc trước pha bắt bóng hỏng của thủ môn Đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam Bùi Tiến Dũng trong trận gặp U22 Indonesia.

05/12/2019 14:16
 

Để đưa ra lời trách cứ bất kỳ ai đó khi họ mắc sai lầm là một điều dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm được và ai cũng có quyền làm. Nhưng có phải lúc nào, chỉ trích nào cũng làm cho mọi thứ tốt hơn?

Bóng đá là một môn thể thao nhưng bóng đá không đơn thuần chỉ là một trò chơi. Trước mỗi trận đấu, các cầu thủ hai đội bao giờ cũng xếp hàng và làm lễ chào cờ, hát quốc ca. Điều đó cho thấy, vượt lên một trò chơi tập thể mang tính giải trí, rèn luyện thể lực, bóng đá còn làm được nhiều hơn thế: Là một hoạt động thể thao gắn kết con người bất chấp màu da, biên giới lãnh thổ hay sự khác biệt về dân tộc. Những cầu thủ khi đã khoác lên mình áo đấu của đội tuyển quốc gia đồng nghĩa với việc họ đại diện cho dân tộc cho quốc gia của mình. Dưới góc độ nào đó họ “quảng bá” giới thiệu về văn hóa đất nước con người của quốc gia mình đến bạn bè khu vực và quốc tế.

Điều này cũng lý giải vì sao có rất nhiều cầu thủ đã vượt lên “nghĩa vụ” và sẵn sàng tận hiến nhiều hơn một người đang làm việc thông thường. Đó là những cầu thủ tiêm thuốc giảm đau trước trận đấu để vào trận, là những cầu thủ quấn băng kín đầu để tiếp tục vào sân, là cầu thủ cắn răng nén cơn đau chuột rút để chiến đấu cho tới những phút cuối trận đấu nhằm bảo toàn thành quả của cả đội.

Bóng đã là một môn thể thao, và tất nhiên giống như tất cả công việc khác, ai cũng có thể mắc sai lầm. Giống như cuộc sống của chính chúng ta, sai lầm có thể đến bất cứ lúc nào. Và người sai lầm không phải là người đáng trách, người chỉ đáng trách nếu sau những sai lầm không biết cách đứng dậy, sửa chữa và hướng về phía trước. Tất nhiên, để làm được điều đó họ cần có sự động viên hỗ trợ của đồng đội của huấn luyện viên của gia đình bè bạn và cả  người hâm mộ.

Hãy nhớ chính những đồng đội trên sân mới là người “vất vả” nhất sau sai lầm của Bùi Tiến Dũng. Nếu để phàn nàn, họ mới là người đầu tiên “có quyền” làm việc này. Tuy nhiên không có bất cứ cầu thủ nào có lời nói cử chỉ trách cứ anh. Tất cả chỉ có một mục tiêu chung, đồng lòng chung sức hướng về phía trước. Và sau rất nhiều nỗ lực cố gắng, sau khi ghi bàn thắng gỡ hòa trong chính trận đấu này, việc đầu tiên của Thành Chung chính là chạy về phía khung thành đội nhà và ôm lấy Bùi Tiến Dũng để chia vui động viên lẫn nhau.

Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung luôn có sức hút mãnh liệt với công chúng và ở những phút giây thăng hoa, bóng đá thể hiện lòng tự hào và tình cảm yêu nước, gắn bó đoàn kết các cá nhân trong một cộng đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà trong bức thư mới đây chúc mừng và động viên tới HLV trưởng Đội tuyển bóng đá nam U22 Việt Nam, ông Park Hang-seo cùng toàn thể Đoàn Thể thao Việt Nam đang tham dự SEA Games 30, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới “những thời khắc tự hào tràn đầy cảm xúc”. Ông cũng khẳng định “cả nước bên cạnh các đội tuyển, vận động viên thân yêu và mong chờ những thành công mới làm rạng dang Tổ quốc Việt Nam của chúng ta”.

Trong một bài viết khác gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh yêu cầu cần khơi dậy hoài bão, khát vọng dân tộc, tạo thành động lực thường trực để mỗi cá nhân nỗ lực phấn đấu, với tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự cường. Suy cho cùng, chỉ trích và trách cứ là quyền của mỗi người, nhưng rõ ràng là cùng với việc động viên, khuyến khích các nỗ lực vươn lên, chúng ta cũng cần bao dung hơn với những sai lầm. Chỉ có như vậy, chúng ta mới đạt được những thành tựu mới đáng tự hào hơn, không chỉ trong lĩnh vực thể thao. Là “người trong một nước”, cũng như chúng ta, các cầu thủ cần mọi người chung vui khi thành công và cần cả sự chia sẻ trước khó khăn, trắc trở.

Quang Lê