• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khơi thông vốn tín dụng cho vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(Chinhphu.vn) – Ngày 11/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

11/10/2019 16:42
Ảnh: VGP/Huy Thắng

Cơ cấu dư nợ phù hợp với định hướng phát triển của khu vực

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết tín dụng tại vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ những năm qua liên tục tăng và đến cuối tháng 9/2019 đạt 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 8,98% và chiếm khoảng 33,1% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Trong đó, dư nợ đối với ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35%; dư nợ đối với ngành thương mại và dịch vụ chiếm 61%.

Cơ cấu dư nợ phù hợp với định hướng phát triển của khu vực, góp phần phát triển ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Đây đều là các ngành trụ cột tăng trưởng và có mức tăng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai các chương trình, chính sách cho vay đối với doanh nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ vẫn còn một số khó khăn và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phân tích về vướng mắc, theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Vietcombank, số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu minh bạch, chưa theo kịp các chuẩn mực kế toán đang là rào cản lớn khi tiếp cận vốn từ ngân hàng, trong khi các quy định về cho vay ngày càng chặt chẽ, chuẩn mực quản trị rủi ro cũng tăng.

Đại diện Vietcombank cho rằng, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về tài sản bảo đảm của ngân hàng hoặc tài sản không đủ điều kiện pháp lý để thế chấp cho ngân hàng do không được cấp giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản.

Nguyên nhân của vấn đề về tài sản bảo đảm chủ yếu do chi phí cấp giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu quá lớn, thủ tục hành chính rườm rà. Hơn nữa, khi doanh nghiệp xảy ra rủi ro, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để các ngân hàng thu hồi vốn còn nhiều bước, khó khăn và thời gian xử lý kéo dài.

Ông Bùi Văn Thiên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du thuyền Genesis Việt Nam nhận xét các ngân hàng trong những năm gần đây đều công bố giảm lãi suất cho vay. “Chúng tôi vay vốn tại Vietcombank mức lãi suất cũng đã giảm xuống còn 8,9%/năm, cố định 2 năm. Cho đến thời điểm hiện tại mức lãi suất 8,9%/năm là hợp lý”, ông Thiên chia sẻ.

Nhìn chung,  đại diện các doanh nghiệp cũng đều đánh giá cao sự đồng hành của ngân hàng đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phản ánh về việc một số thủ tục cho vay còn phức tạp đặc biệt liên quan đến các hồ sơ chứng từ điện tử, lãi suất một số dự án còn tương đối cao và bày tỏ kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm, thông thoáng hơn về vấn đề tài sản bảo đảm. 

Sẽ cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục chủ động rà soát, đề xuất hoàn thiện thể chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng cung ứng đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng và các sản phẩm dịch vụ hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu tài chính của doanh nghiệp; hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng.

Đối với những kiến nghị liên quan đến việc mở rộng chương trình xúc tiến thương mại theo khối ngành nghề, xây dựng hệ thống tra cứu, tìm kiếm các đối tác trong nước và nước ngoài, hệ thống thông tin về thanh toán xuất nhập khẩu, thuế, quy hoạch, định hướng các ngành theo từng địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về bàn giao mặt bằng, cấp các thủ tục về xây dựng… cần có sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội ngành hàng để hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả, qua đó giúp nâng cao chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Lãnh đạo NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, giảm các mức phí dịch vụ nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng trong tiếp cận vốn vay và các dịch vụ ngân hàng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt, đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng; luôn bám sát thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp để mạnh dạn xem xét cho vay, nhất là cho vay không có tài sản bảo đảm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật. 

“Các ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư và phát triển, đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số, giúp gia tăng tiện ích và tạo thuận lợi cho khách hàng, tiếp tục xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và các giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp khi gặp rủi ro do các nguyên nhân khách quan, chưa thể trả được nợ đúng hạn theo quy định”, Phó Thống đốc đề nghị.

Được biết, đây là Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp thứ 5 được NHNN phối hợp với UBND các thành phố tổ chức trong năm nay. Trước đó, NHNN đã phối hợp UBND các tỉnh, thành phố TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ tổ chức các Hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp.

 Huy Thắng