• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không ai nghĩ mình đang lạm dụng rượu bia

(Chinhphu.vn) - Lạm dụng rượu bia gây nhiều tác hại, điều này ai cũng biết. Nhưng chẳng ai nghĩ là mình đang lạm dụng rượu bia.

15/03/2014 20:05
Ảnh minh họa
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cho rằng một bộ phận đàn ông Việt Nam đang vin vào câu thành ngữ “Nam vô tửu như kỳ vô phong” khi uống rượu bia, để chứng tỏ “bản lĩnh đàn ông” của mình. Theo quan điểm của những người này, giá trị của một người đàn ông được chứng minh thông qua lượng rượu bia uống được, trình độ “nhậu” như thế nào.

“ Lạm dụng rượu bia gây nhiều tác hại, điều này ai cũng biết. Nhưng chẳng ai nghĩ là mình đang lạm dụng rượu bia và quan tâm đến những tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với gia đình chứ chưa nói đến xã hội”, TS Khuất Thu Hồng nói.

Tác hại của rượu bia: Nói thêm cũng không thừa

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, một nửa số phụ nữ Việt Nam đã từng bị bạo hành, nhiều vụ trong số là do người chồng, người cha uống rượu bia, mất kiểm soát nên đánh vợ con. Truyền thông cũng đưa tin nhiều vụ việc nghiêm trọng, thậm chí cả án mạng trong gia đình mà nguyên nhân chính là do lạm dụng rượu bia.

Về phương diện kinh tế gia đình, nếu trong gia đình có người uống rượu bia quá nhiều sẽ khiến “ngân sách” bị thâm hụt ảnh hưởng đến chi tiêu. Người lạm dụng rượu bia thường có sức khoẻ, tinh thần không tốt nên làm việc không hiệu quả, năng suất giảm. Lạm dụng rượu bia khiến người đàn ông đã không đóng góp nhiều vào kinh tế gia đình lại còn làm hao hụt. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng mâu thuẫn, cãi cọ, khiến gia đình không hạnh phúc, dễ dẫn đến tan vỡ. 

Người nghiện rượu bia thường mắc bệnh về gan, chưa kể một loạt các bệnh khác như loạn thần,  tai nạn giao thông do rượu bia đều đã gia tăng ở mức độ đáng ngại.

Nếu không tính đến kinh tế, thì một gia đình lúc nào cũng có người say xỉn, khiến cả  gia đình luôn mệt mỏi thì cũng không thể gọi là một gia đình hạnh phúc được.

Việc lạm dụng rượu bia của người lớn ảnh hưởng không nhỏ đến những đứa trẻ trong gia đình. Một người cha uống nhiều rượu bia, có những hành vi bạo lực không thể là một tấm gương tốt cho con cái. Sống trong những gia đình có người cha như vậy, trẻ em khó có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.

Hơn thế nữa, khoa học đã chứng minh, những đứa trẻ sinh ra từ người cha nghiện rượu bia thường có nhiều dị tật, chậm phát triển về trí tuệ. Điều này ảnh hưởng tới giống nòi, tạo ra một gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Uống rượu bia cũng cần có văn hóa

TS Khuất Thu Hồng có nhận xét, tại Việt Nam chỗ  nào "có tụ tập là có... uống rượu bia". Ai không uống là sẽ bị chế  giễu và thường bị gây áp lực, ép uống. Rượu như là một cái “chuẩn”; là phương tiện để người ta làm quen, duy trì mối quan hệ; là phương tiện để làm ăn, chạy chức chạy quyền.

“Nếu không phải thế  thì người ta đã chẳng bỏ ra rất nhiều tiền  mua một chai rượu ngoại để đi tặng, đi biếu với những mục đích khác nhau. Chính những yếu tố lệch lạc trong quan niệm như thế sẽ chi phối, hành vi uống rượu bia và nghiện rượu bia của cá nhân”, TS Khuất Thu Hồng nói.

Trong khi nếu tìm hiểu kỹ thì văn hoá uống rượu bia của Việt Nam thì đều có những “quy định” nhất định về các loại rượu bia, món ăn đi kèm, thời gian và đối tượng uống đối với từng loại rượu bia.

Uống rượu bia có văn hoá, theo TS Hồng, là uống có chừng mực, trong một thời gian, không gian phù hợp, uống với đúng đối tượng chứ  không phải uống vô tội vạ.

Để hạn chế việc lạm dụng rượu bia, cần thiết nhất là có những quy định cụ thể về việc mua, bán rượu bia. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền về nhận thức cho giới trẻ về rượu bia và tác hại của việc lạm dụng rượu bia. Văn hoá uống rượu bia cần phải được “học” trước khi quá muộn.

Nhật Thy