• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không để ước mơ tới trường nào dang dở

(Chinhphu.vn) - Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên (HSSV) của Chính phủ đã góp phần giúp hàng triệu HSSV nghèo đến trường nhưng cần có những điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình hiện tại.

22/10/2015 07:35

Sinh viên ngành công nghệ thông tin (ĐH Công nghệ TPHCM) trong giờ học thực hành. Ảnh: hutech.edu.vn

Chắp cánh cho 3,3 triệu lượt HSSV tới trường

Có thể khẳng định, chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng dân, tạo được sự đồng thuận cao trong các ngành, các cấp và cộng đồng xã hội.

Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo sự bình đẳng trong giáo dục và góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Cụ thể, sau hơn 8 năm kể từ khi thực hiện Quyết định kể trên, Chương trình đã cho gần 3,3 triệu lượt HSSV được vay vốn. Đến nay còn gần 1,3 triệu hộ gia đình đang có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho gần 1,5 triệu HSSV vay vốn đi học.

Doanh số cho vay đến ngày 30/6 đạt 54.005 tỉ đồng, doanh số cho vay bình quân hằng năm gần 6.700 tỉ đồng/năm trong khi doanh số thu nợ đến nay đạt 27.264 tỉ đồng.

Dư nợ đến ngày 30/6 là 24.937 tỉ đồng, trong đó nợ quá hạn là 119 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 0,43% tổng dư nợ.

Sớm điều chỉnh mức vay và lãi suất

Tuy nhiên, theo số liệu do NHCSXH cung cấp, từ năm 2013 đến nay, dư nợ cho HSSV vay liên tục giảm. Nguyên nhân đầu tiên là do phía ngân hàng đã có nhiều các giải pháp tích cực, quyết liệt để tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đến hạn. Điều này dẫn đến doanh số thu nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay.

Mặt khác, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH đã lựa chọn con đường học nghề thay vì học đại học dẫn đến số lượng HSSV đang nhận tiền vay giảm dần trên tổng số HSSV còn dư nợ. Nếu như năm học 2012-2013, số HSSV đang nhận tiền vay là 600.159 thì con số này đã giảm xuống 334.460 vào năm học 2014-2015.

Hơn nữa, giai đoạn hiện nay là thời điểm cuối của một chu kỳ giải ngân kể từ khi thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Do đó, những hộ vay vốn có điều kiện đã bắt đầu trả nợ vốn vay và có nhiều hộ trả nợ trước hạn để hưởng ưu đãi giảm lãi suất.

Một nguyên nhân quan trọng là NHCSXH đưa ra mức vay hiện nay còn thấp so với chi phí học tập của HSSV dù đã có nhiều quyết định thay đổi hạn mức vay tối đa được đưa ra trong những năm qua. Ngoài ra, do sự thay đổi về mặt bằng lãi suất, mặt bằng lãi suất cho vay của Chương trình đã tiệm cận với lãi suất của các ngân hàng thương mại, do đó các hộ vay không còn mặn mà làm thủ tục vay vốn như trước.

Vào ngày 24/2 (tức mùng 6 Tết Ất Mùi 2015), khi đến thăm, chúc Tết cán bộ, viên chức và người lao động Ngân hàng Chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung rà soát đối tượng để tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá, tiếp tục hỗ trợ thiết thực các đối tượng chính sách mà một trong những đối tượng ưu tiên là học sinh và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Từ những phân tích nêu trên, NHCSXH đề xuất mức vay tối đa cho mỗi HSSV lên 1,5 triệu đồng/ tháng, chiếm khoảng 43% chi phí học tập của HSSV. Theo Ngân hàng này, việc tăng mức cho vay đối với chương trình tín dụng HSSV sẽ không làm tăng thêm nguồn vốn và không gây áp lực đến nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng khác tại NHCSXH.

Ngoài ra, mức hỗ trợ này không làm tăng tỉ lệ hỗ trợ so với chi phí học tập của HSSV tại thời điểm ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Việc tăng mức cho vay hỗ trợ hơn nữa sẽ bảo đảm trang trải học phí và hỗ trợ một phần chi phí học tập ở mức hợp lý đối với HSSV, trên cơ sở sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng và lộ trình tăng học phí đã được Chính phủ phê duyệt.

Việc điều chỉnh mức vay và lãi suất cho vay đối với HSSV này đang được các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh sớm. Chiều 20/10, ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo được báo Vietnamplus dẫn lời cho biết, sau khi Chính phủ điều chỉnh tăng học phí, Bộ Tài chính đang chủ trì xem xét điều chỉnh mức vay và lãi suất cho vay đối với các sinh viên. Không chỉ đối với sinh viên, Bộ Tài chính cũng sẽ xem xét lãi suất với các dự án đầu tư vào các trường đại học.

Công Minh