• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không đóng đủ 20 năm BHXH không được nhận lương hưu

(Chinhphu.vn) - Theo phản ánh của bà Châu Hoài Phượng (hoaiphuongchau@...), công tác tại Trung tâm Văn hóa TP. Cần Thơ, năm nay bà Phượng 55 tuổi, nhận Quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/6/2012, tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là 16 năm 9 tháng và không được hưởng lương hưu hàng tháng.

24/07/2012 14:01

Bà Phượng muốn biết, bà có được hưởng trợ cấp thôi việc do cơ quan chi trả (1 năm công tác là ½ tháng lương) không? Nếu được thì thực hiện theo quy định nào?

Về vấn đề trên, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Trường hợp không được hưởng chế độ thôi việc

Tại điểm c, khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức quy định: Viên  chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu chấm dứt hợp đồng làm việc trong trường hợp có quyết định nghỉ hưu.

Cùng với  đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP được hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH thì người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Lao động  không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Không đóng đủ 20 năm BHXH không được nhận lương hưu

Khoản 1 Điều 46 Luật Viên chức quy định: Viên chức được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về BHXH.

Theo điểm a, khoản 1, Điều 50 Luật BHXH thì người lao động nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ việc hưởng lương hưu.

Theo luật sư, quyết định nghỉ hưu đối với viên chức được hiểu là quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi viên chức đủ độ tuổi được nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH. Trường hợp nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, áp dụng quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức và quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP được hướng dẫn tại điểm b, khoản 2 Mục III Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.

Trường hợp bà Châu Hoài Phượng là viên chức công tác tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ nhận quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/6/2012, nhưng chưa đủ thời gian 20 năm đóng BHXH nên không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Do vậy, quyết định nghỉ hưu này cần phải được hiểu đúng bản chất của sự kiện là quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Bà Phượng có quyết định nghỉ hưu, nhưng khi nghỉ  việc không được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (bao gồm lương hưu hàng tháng và bảo hiểm y tế) theo quy định của Luật BHXH, nên không thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo các quy định nêu trên.

Theo đó, bà  Phượng được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc. Mức trợ cấp thôi việc, thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nơi bà nhận quyết định nghỉ việc.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.