• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không được chấm dứt hợp đồng với người lao động khi mang thai

(Chinhphu.vn) - Bà Trần Thị Tuyết (Hải Dương) ký hợp đồng không xác định thời hạn với 1 công ty , làm việc được 3,5 năm. Hiện bà Tuyết chuẩn bị nghỉ sinh con thì công ty cho bà nghỉ việc. Vậy, theo Bộ luật Lao động bà Tuyết được hưởng những quyền lợi gì, công ty tự chấm dứt hợp đồng với bà có đúng luật không?

28/10/2011 16:27

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc mắc của bà Tuyết như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 và Khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Đồng thời, tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ quy định, trong trường hợp người lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động, thì cũng  không được xử lý kỷ luật lao động khi người đó đang trong thời gian có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với người lao động nữ trong thời gian đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là trái pháp luật.

Trường hợp phải nhận người lao động trở lại làm việc

Tại Khoản 1, Điều 41 Bộ luật Lao động quy định, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định nêu trên, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).

Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp nêu trên, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, bà Trần Thị Tuyết đã ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty, đã làm việc tại công ty 3 năm 6 tháng. Trong thời gian bà Tuyết đang mang thai mà công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với bà là trái pháp luật. Bà có quyền yêu cầu công ty nhận bà trở lại làm việc.

Thời gian mang thai, sinh con, bà Tuyết được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Nếu công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bà, hoặc nợ bảo hiểm xã hội dẫn đến việc bà không được cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ thai sản thì công ty phải có trách nhiệm thanh toán cho bà chế độ đó.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.