• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc

(Chinhphu.vn) – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Quang Trung vừa ký công văn gửi các đơn vị chức năng có liên quan đề nghị chỉ đạo các bệnh viện và người kê đơn thuốc không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.

05/12/2014 10:30
Công văn cho biết: Trong thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được phản ánh một số thầy thuốc có kê đơn thuốc có các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN).

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Quy chế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định người kê đơn không kê TPCN trong đơn thuốc.

Để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của ngành Y tế, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện và người kê đơn thuốc không kê TPCN trong đơn thuốc theo quy định tại Quy chế nói trên.

Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: TPCN là một dạng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, có tác dụng tăng cường cho sức khỏe, hỗ trợ cho sức khỏe để phòng người bệnh, hỗ trợ trong công tác điều trị. Ví như nhóm vitamin là hỗ trợ cho công tác điều trị. Nhưng vitamin khi ở dạng TPCN thì không phải là thuốc.

Hay đối với những bệnh nhân ung thư, TPCN chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị, quá trình sử dụng hóa chất, quá trình tia xạ, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ bệnh tật, chứ không phải thuốc điều trị ung thư.

Theo ông Trung, với một số sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị của người bệnh hoặc sau một đợt điều trị cần phải có hướng dẫn cho đúng, gọi là kê đơn, nhưng không phải kê đơn thuốc chữa bệnh mà là kê toa TPCN hỗ trợ điều trị.

Từ năm 2008, Bộ Y tế đã quy định rất rõ ràng, không được kê TPCN trong đơn thuốc. Nếu vi phạm phải được xử lý theo quy định, viên chức sẽ bị xử lý theo Luật Viên chức, hành nghề tư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, trên thực tế, đã có rất nhiều công ty lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng mà “thổi phồng” quá mức công dụng của sản phẩm trong quảng cáo. Điều này đã khiến nhiều người tiêu dùng sản phẩm lầm tưởng vào tác dụng của các loại TPCN. Không những thế, nhiều y, bác sĩ vì lợi nhuận mà vẫn bất chấp tư vấn cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm này như một loại thuốc chữa bệnh.

HK