• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không gì có thể biện hộ cho Trung Quốc

(Chinhphu.vn) - Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế (IADL) ủy quyền Hội Luật gia Việt Nam tổ chức cuộc họp báo ở Việt Nam ngày 11/6 công bố bản tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

12/06/2014 14:11

Với tư cách là một tổ chức có mục tiêu hướng tới giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, IADL đề nghị Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, dừng và kiềm chế các hành động gây phức tạp tình hình, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

IADL đã quyết định gửi thư tới chính quyền Trung Quốc với các nội dung sau:

1. Nhắc nhở tất cả các bên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tuyệt đối tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS)1982, Công ước mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia thành viên.

2. Đề nghị phía Trung Quốc làm rõ cơ sở pháp lý của các hành động:(1) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; (2) đưa tàu, máy bay và tàu quân sự tới hoạt động gần khu vực giàn khoan Hải Dương 981; (3) tiến hành những hành vi khiêu khích như đâm, bắn vòi rồng vào các tàu chấp pháp của Việt Nam, gây thiệt hại về phương tiện và đe dọa đến tính mạng con người cũng như các vụ việc tấn công tàu cá của Việt Nam xảy ra từ ngày 7/5/2014.

3. Kêu gọi Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia thành viên của LHQ và là một trong 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ: (1) tôn trọng, tuân thủ và giữ gìn tuyệt đối Hiến chương LHQ; (2) xử sự đúng tư cách của một nước lớn cũng như đúng tư cách của 1 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ trong việc giữ gìn và bảo vệ hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và thế giới.

4. Yêu cầu chính quyền Trung Quốc đưa ra những phản hồi với IADL bày tỏ quan điểm về các vấn đề này.

Ngày 11/6, với sự nhất trí tuyệt đối, Hạ viện Nhật Bản đã ra tuyên bố về Biển Đông, kêu gọi các bên liên quan thể hiện sự kiềm chế, không sử dụng vũ lực để thay đổi nguyên trạng và áp đặt chủ quyền một cách đơn phương trên Biển Đông.

Tuyên bố nêu rõ: Hạ viện Nhật Bản tuyệt đối không chấp nhận bất cứ hành vi nào mang tính đe dọa, áp đặt hay sử dụng vũ lực để đòi quyền lợi trên cả vùng biển hay đất liền. Hòa bình và ổn định trên Biển Đông liên quan không chỉ đến quyền lợi của Nhật Bản mà còn ảnh hưởng đến toàn thể cộng đồng quốc tế và cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại. Hạ viện “kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tăng cường phối hợp với các quốc gia khác, trước hết là với ASEAN và Mỹ, để mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan thể hiện sự kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, tuyệt đối tránh các hành vi đơn phương có thể khiến tình hình căng thẳng leo thang”.

Trong cuộc đối thoại quốc phòng song phương “2 2” diễn ra tại Tokyo ngày 11/6, Nhật Bản và Australia một lần nữa lên án thái độ gây hấn nhằm “thay đổi nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”. Hai bên cùng tuyên bố lên án “việc sử dụng sức mạnh để đơn phương thay đổi nguyên trạng tại biển Hoa Đông và Biển Đông”. Đây là thông điệp rõ ràng gửi đến Bắc Kinh, hiện đang có các tranh chấp căng thẳng về lãnh thổ với Nhật tại Biển Hoa Đông và với 4 nước Đông Nam Á tại Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Antonio Araneta, nhà báo Philippines, nói: “Người dân Philippines khâm phục lập trường của người dân Việt Nam trong việc bảo vệ những gì thuộc về họ. Các bạn có một truyền thống khiến chúng tôi phải kính nể. Và tôi nghĩ người dân Việt Nam sẽ luôn đồng lòng, vì các bạn có những nhà lãnh đạo tốt. Tôi nghĩ Việt Nam đang đi đúng hướng. Các bạn đã đề nghị đàm phán về một giải pháp hòa bình và các bạn tự vệ theo cách tốt nhất có thể, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Tôi nghĩ Việt Nam sẽ làm được, với sự ủng hộ của Philippines và các nước ASEAN. Chúng tôi sẽ hết lòng ủng hộ Việt Nam. Chúng tôi không muốn vũ lực. Việt Nam cũng đã đề nghị Trung Quốc tuân thủ UNCLOS. Philippines ủng hộ điều đó. Cùng với ASEAN, chúng tôi sẽ sát cánh cùng Việt Nam và các nước khác chịu ảnh hưởng để giải quyết vấn đề này một cách hòa bình”.

Cựu Thượng nghị sĩ  Mỹ Tom Hayden, Giám đốc Trung tâm Tư liệu Hòa bình và Công lý bang California, cho biết: “Quan điểm của tôi là hành động của Trung Quốc vi phạm những nguyên tắc đã được thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế. Điều đó cũng là một dấu hiệu thể hiện chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Những hành động và tuyên bố của Trung Quốc cho thấy họ đang đi ngược lại với việc tự cho mình là một nước láng giềng tốt. Với hành động hạ đặt giàn khoan đó, Trung Quốc đã tự đánh mất đi rất nhiều bạn”.

Cựu chiến binh Mỹ James Zumwalt nói: “Trung Quốc mong muốn chiếm hữu càng nhiều phần của Biển Đông càng tốt. Nhưng họ không có đủ bằng chứng để chứng tỏ sự chiếm hữu này. Họ muốn đưa ra những lý luận về lịch sử, nhưng theo UNCLOS, những lý luận này là không có cơ sở. Bản thân họ cũng đã ký kết vào bản Công ước này. Vì vậy họ nên tuân thủ theo những gì đã được quy định trong luật”.

Tiến sĩ Jonathan London, Đại học Thành thị Hồng Kông, chia sẻ: “Việc Trung Quốc quyết định kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một hành động thách thức chủ quyền đối với Việt Nam. Từ lâu đã có những bất ổn trong vùng biển của các nước Đông Nam Á nhưng sự việc lần này đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của một quốc gia và vì thế cần phải có giải pháp. Điều đáng nói là việc Trung Quốc cho tàu đâm vào các tàu của Việt Nam chính là sách lược của Trung Quốc. Tình hình rất đáng lo ngại. Không thể giải quyết tình hình mà không thông qua con đường ngoại giao, nguy cơ xảy ra những điều đáng tiếc là rất cao nên rất cần huy động mọi nỗ lực có thể để tiến tới đàm phán”.

Nhà Sử học Mỹ Larry Berman, nhấn mạnh: "Hành động này của Trung Quốc thực sự là mối de dọa nghiêm trọng đến sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Trên hết, nó cho thấy rõ động cơ và mục tiêu của Trung Quốc ở đây là muốn làm bá chủ, muốn lập một trật tự mới tại Đông Nam Á bằng cách đi ngược lại chính những gì họ đã từng tuyên bố trước đây. Người ta  nhìn thấy mưu đồ lần này của Trung Quốc là muốn bá chủ khu vực. Tôi cho rằng cộng đồng quốc tế không hề hoài nghi về chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển này. Với tư cách là người nghiên cứu về lịch sử chính trị, tôi cho rằng mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại cởi mở với sự tham gia của các bên liên quan tại một diễn đàn quốc tế”.

Tiến sĩ Myron Nordquist, một chuyên gia của Trung tâm Luật pháp và Chính sách biển của Đại học Virginia (Mỹ), cho rằng bản đồ và những dữ liệu bổ sung chỉ nên được xem là những tài liệu hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền. Theo ông, Bắc Kinh “phải làm nhiều hơn là chỉ đưa ra một yêu sách, phải chứng tỏ sự chiếm lĩnh có hiệu lực” và Trung Quốc “chưa làm được như thế”.

Euan Graham - một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu An ninh biển của Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam ở Singapore, cho rằng Trung Quốc đang lâm vào một tình thế khó xử. Ông nói: “Họ có thể tạo ra một yêu sách dựa trên các cơ sở lịch sử đối với các hòn đảo ở Biển Đông và nộp những bản đồ mà họ tin là có lợi cho luận cứ của họ. Nhưng “đường 9 đoạn” không phù hợp với UNCLOS”.

Nguyễn Chiến (tổng hợp)