Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Năm 2004, ông Trường được xếp chuyển qua mã ngạch giáo viên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Ông Trường hỏi, thời gian ông là giáo viên trực tiếp giảng dạy nhưng mang mã ngạch thư viện có được tính vào thời gian để hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ không?
Trường hợp của ông Trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, về nguyên tắc tuyển dụng, chỉ tuyển dụng vào các vị trí việc làm khi có nhu cầu, viên chức làm việc gì thì khi được chuyển xếp lương theo mã ngạch, chức danh công việc đảm nhiệm.
Ông Trường trong khoảng hơn 10 năm không rõ vì lý do gì được tuyển dụng theo mã ngạch thư viện nhưng lại không làm công tác thư viện mà được phân công trực tiếp giảng dạy môn công nghệ. Điều này trái với quy định về tuyển dụng, do đó, địa phương, đơn vị cần rút kinh nghiệm.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, thời gian ông Trường giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được xem xét để tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định.
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin giải đáp công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.
Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân
Tin, bài liên quan:
>> Bộ GDĐT hướng dẫn tính phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy có được hưởng phụ cấp?
>> Thời gian nhà giáo đi học được tính hưởng phụ phụ cấp thâm niên
>> Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp thắc mắc về phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo
>> Tháng 2/2012, sẽ có hướng dẫn về phụ cấp thâm niên nhà giáo