• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không thích dùng muối i-ốt, bướu cổ trở lại

Lấy lý do muối i-ốt có vị mặn và mùi khó chịu, nhiều người quên sự hiện diện quan trọng của muối i-ốt trong bữa ăn hằng ngày khiến bệnh bướu cổ quay trở lại.

11/05/2011 14:53

Gần hai năm nay, một số gia đình ở TPHCM ngại dùng muối i-ốt chuyển sang dùng muối thường hoặc dùng bột nêm thay thế khiến tình trạng thiếu muối i-ốt trong bữa ăn ngày càng trầm trọng hơn.


Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, độ bao phủ muối i-ốt của 2005 là gần 93% nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống chỉ còn chưa đầy 70%. Báo động nhất là ở Hà Nội, hiện nay độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh là 25,6%, trong khi tỷ lệ sử dụng các chế phẩm có i-ốt là 81,7%. Trong khi năm 2005, độ bao phủ muối đủ tiêu chuẩn phòng bệnh tại Hà Nội là gần 100%. Tương tự ở TPHCM, tỷ lệ này giảm từ gần 68% xuống còn hơn 54%; duyên hải miền Trung từ 93,7% xuống 68%...

Theo bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, chưa đầy 1/2 dân số TPHCM sử dụng muối i-ốt. Sau hơn 10 năm triển khai chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt, TPHCM vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.

Trong khi ở Hà Nội, trước đây gần như 100% người dân sử dụng muối i-ốt nhưng nay số người chuyển sang sử dụng bột canh nhiều nhất toàn quốc (gần 95%), trong đó chỉ 78% dùng bột canh có chứa i-ốt.


Kết quả giám sát chất lượng muối tại Hà Nội cũng cho thấy, tại các hộ gia đình chỉ có 11% mẫu muối đủ tiêu chuẩn phòng bệnh, tại các điểm bán lẻ là 7%, tại các cơ sở sản xuất muối là 22%...


Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hiện nay có 90% cha mẹ hiểu rõ tác dụng của muối i-ốt nhưng chưa thực sự quan tâm. “Điều tra gần đây cho thấy gần 47% học sinh hoàn toàn không hiểu biết gì về lợi ích của chất này. Xu hướng công nghiệp hóa khiến các gia đình ít khi đủ mặt trong 3 bữa ăn chính. Vì vậy, lượng muối i-ốt được dùng trong bữa ăn gia đình chưa đủ đáp ứng nhu cầu i-ốt của cơ thể”- Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết. Theo bác sỹ Diệp, tình trạng thiếu muối i-ốt còn do thức ăn chế biến sẵn trên đường phố và thức ăn công nghiệp gần như bỏ quên loại muối này.


Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người dân chê muối i-ốt vì vị mặn và mùi khó chịu; sợ dư i-ốt hoặc có thói quen dùng muối thường và không biết rõ tác dụng của muối i-ốt.

Năm 2005, Việt Nam công bố đã thanh toán thiếu hụt i-ốt trong phạm vi toàn quốc. Cũng từ đó, dự án phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt không còn nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia mà chuyển thành các hoạt động thường xuyên tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện 15 tỉnh, thành phố không cấp kinh phí, khiến hoạt động này ngưng lại. Một số nhà máy sản xuất muối i-ốt ở Thanh Hóa và Nam Định cũng đắp chiếu do thiếu hóa chất để sản xuất. Bỏ ngỏ chương trình nên độ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên toàn quốc giảm đột ngột.


Theo Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, một nửa số học sinh của thành phố đang thiếu i-ốt. Tỷ lệ học sinh bị bướu cổ cũng tăng vọt từ 12% năm 1998 lên 15% hiện nay và có nguy cơ tiếp tục tăng. Chỉ 60% người dân nội thành TPHCM sử dụng muối i-ốt, thấp hơn nhiều so với cả nước là 86%. Còn tại ngoại thành có hơn 20% học sinh từ 8-12 tuổi bị bướu cổ.

Điều tra tỷ lệ bướu cổ ở học sinh từ 8-10 tuổi của Bộ Y tế cho thấy: Ở Bắc Giang, tỷ lệ học sinh bướu cổ là 13%; và các tỉnh Bắc Kạn, Hải Dương, Long An, Đồng Tháp có 6% học sinh bướu cổ. Kết quả này càng thêm bằng chứng về tình trạng thiếu hụt i-ốt đã quay trở lại Việt Nam.

Thiếu muối i-ốt còn để lại hậu quả nặng nề đối với phụ nữ và trẻ em. TS Nguyễn Văn Tiến- Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, trong quá trình mang thai, thiếu i-ốt có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2010 cho thấy, 2/3 phụ nữ mang thai thiếu i-ốt. “Thiếu i-ốt ở phụ nữ và trẻ em có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não và hệ thần kinh; thiếu i-ốt nặng và kéo dài có thể gây các tổn thương không phục hồi của não”- TS Tiến nói.


Trước thực trạng độ bao phủ muối i-ốt chỉ đạt tiêu chuẩn phòng bệnh dưới 70%, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương sớm có biện pháp giám sát chất lượng muối i-ốt ở cơ sở sản xuất và ở hộ gia đình sử dụng muối i-ốt…


“Trong số các vấn đề sức khỏe hiện tại và mãn tính, phổ biến nhất đối với thanh niên, bệnh bướu cổ chiếm 12,7%, đứng thứ ba hiện nay chỉ sau tim mạch và các bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ ở thanh niên do thiếu i-ốt. Đặc biệt, tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây”- báo cáo phân tích hiện trạng trẻ em năm 2010 của UNICEF.