• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai: đẩy mạnh quản lý và bảo vệ rừng

Với diện tích quản lý 97.152,1 ha, Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) lâu nay đang là mái nhà chung của trên 1.400 loài thực vật, gần 2.000 loài động vật, trong đó có nhiều loài động, thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng đang đặt ra cho KBT những nhiệm vụ hết sức nặng nề.

09/01/2012 19:40
Với diện tích trên 97 ngàn ha, công tác quản lý và bảo vệ rừng đặt ra cho KBT nhiệm vụ khá nặng nề. Trong năm 2011, Hạt kiểm lâm của KBT đã lập hồ sơ xử lý 28 vụ vi phạm trong công tác bảo vệ rừng, với tổng số tiền xử phạt gần 112 triệu đồng. Trên lĩnh vực thủy sản đã xử lý 16 vụ vi phạm, tháo dỡ trên 6.000 m lưới, nhắc nhở giáo dục 17 vụ… Để đối phó với tình trạng xâm hại rừng, lực lượng kiểm lâm tại 17 trạm trong KBT đã phải liên tục tuần tra, kiểm soát các vùng rừng được giao quản lí. Song, sự thành công trong cuộc chiến với nạn lâm tặc tại đây thời gian qua cũng có đóng góp lớn của người dân địa phương. Họ là thành viên trong các tổ Quản lí Bảo vệ rừng cộng đồng địa phương – một mô hình đã được KBT thành lập hơn 2 năm trước và nay đã thu hút gần 40 người dân tham gia. Không phương tiện, không vũ khí, thậm chí không được trả lương, nhưng những nông dân này vẫn ngày đêm hăng hái tham gia tuần tra, phát hiện và phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn các hoạt động khai thác lâm sản trái phép ở KBT. KBT đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập và duy trì 9 tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng; đồng thời triển khai thực hiện cam kết, ký hương ước về quản lý bảo vệ rừng ở 14 ấp tại 03 xã vùng đệm là Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý. Bên cạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, KBT đã phối hợp triển khai các phương án phòng cháy chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đốt nương rẫy, đặc biệt là vào mùa khô nên trong năm toàn KBT đã không xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Năm 2011, KBT trồng mới và trồng bổ sung 300 ha cây gỗ lớn bản địa. Đi đôi với công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong năm 2011 KBT đã trồng mới và trồng bổ sung 300 ha cây gỗ lớn bản địa; chăm sóc trên 1.000 ha diện tích rừng trồng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên cấp độ cao 600 ha. Năm 2011, KBT đã tiếp nhận và cứu hộ đươc 216 cá thể động vật hoang dã từ các vụ vi phạm do lực lượng kiểm lâm thu giữ và từ các hộ nuôi nhốt trái phép đến giao cho KBT. Trong đó có nhiều loại động vật hoang dã quý hiếm như: khỉ mặt đỏ, cu li nhỏ, mèo rừng, cầy tai trắng, cầy vòi hương… Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KBT là việc bảo tồn và phát huy các giá trị sinh thái, văn hóa, lịch sử Chiến khu Đ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Trong năm 2011, Trung tâm sinh thái – văn hóa – lịch sử Chiến khu Đ đã đón tiếp 65 đoàn khách thăm quan, với 13.740 lượt khách. KBT đã chủ động phối hợp với các đơn vị du lịch lữ hành phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch về nguồn. Rõ ràng, việc bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học của rừng luôn được KBT chú trọng và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai để hướng đến phát triển một cách bền vững. Thanh Cảnh