• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khủng hoảng kinh tế khiến FDI toàn cầu giảm một nửa

(Chinhphu.vn)- Theo đánh giá của The Economist, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ đến dòng FDI. Trong 2 năm qua, dòng vốn này đã giảm đi một nửa, nhưng một điều đặc biệt là các thị trường đang nổi lại là “điểm đến” của dòng vốn FDI.

02/04/2010 18:24

Suy thoái kinh tế làm dòng FDI toàn cầu suy giảm. Ảnh minh họa

Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí The Economist của Anh số ra mới đây cho biết, trong 2 năm qua, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm một nửa và trong quá trình này, các thị trường đang nổi lên đã vượt qua các thị trường phát triển để trở thành điểm đến chính của FDI.

Trong giai đoạn suy thoái, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, các thị trường đang nổi thu hút vốn FDI tốt hơn các thị trường phát triển - ngoại trừ khu vực Đông Âu. Dự báo FDI trong năm 2010 sẽ vẫn tăng trưởng với việc châu Á dẫn đầu, nhưng cho đến năm 2014, dòng FDI toàn cầu sẽ vẫn khó đạt được mức 2.000 tỷ USD như năm 2007.

Theo The Economist, cuộc khủng hoảng 2008-2009 đã tác động mạnh mẽ đến dòng FDI. Sau khi giảm 17% trong năm 2008 xuống còn 1.720 tỷ USD, so với mức 2.080 tỷ của năm 2007, trong năm 2009, FDI toàn cầu tiếp tục giảm khoảng 41% xuống còn 1.000 tỷ USD. Sự suy giảm này cho thấy nguồn tín dụng sẵn có giảm, mức độ suy thoái nghiêm trọng ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển cũng như việc né tránh rủi ro trên quy mô rộng của các nhà đầu tư.

Ban đầu, dòng FDI vào các thị trường đang nổi không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3 thì dòng FDI vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Trong năm 2009, dòng FDI vào các nước đang nổi cũng giảm mạnh, khoảng 36%, xuống còn khoảng 532 tỷ USD. Nhưng mức giảm này vẫn thấp hơn so với ở các nước phát triển - giảm 45%, xuống còn 488 tỷ USD. Do vậy, năm 2009 là năm đầu tiên các nước đang nổi thu hút được FDI nhiều hơn các nước phát triển.

Sự suy giảm dòng FDI trong năm 2009 đi cùng với sự thay đổi rõ ràng trong mô hình FDI toàn cầu. Theo lý thuyết kinh tế, dòng vốn  chảy từ các nền kinh tế giàu có, nhiều vốn sang các nước nghèo, thiếu vốn. Trong thực tế thì không hẳn như thế, các nước phát triển đã thu hút đáng kể dòng FDI toàn cầu. Do mức độ rủi ro ở các thị trường đang nổi cao, lợi thế về thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh của các nước phát triển đã lấn át sự năng động và chi phí thấp của các thị trường đang nổi.

Thị phần của các nền kinh tế đang nổi trong dòng FDI toàn cầu có xu hướng tăng trong thời kỳ suy thoái vì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp giảm mạnh ở các nước phát triển. Mặc dù việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới ở các nước đang nổi tăng đều trong những năm gần đây, nhưng hoạt động này vẫn chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển.

Trong năm 2008, khoảng 80% các vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia diễn ra ở các nước phát triển. Tuy nhiên, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở các thị trường đang nổi đã được hỗ trợ bởi các yếu tố khác và làm cho thị phần của các nước đang phát triển trong dòng FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục trong năm 2009.

Dòng FDI vào các nước đang nổi được giữ vững hơn vì hoạt động kinh tế của các nước này tốt hơn nhiều so với các nước phát triển, những nước chịu suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay. Cơ bản điều này có được là nhờ tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu không tính Trung Quốc và Ấn Độ, trong năm 2009, đa số các nền kinh tế đang nổi vẫn hoạt động tốt hơn các nền kinh tế phát triển. Ngoại lệ là khu vực Đông Âu, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề với mức suy giảm GDP trong năm 2009 là khoảng 6%.

Ngoài ra cũng còn có các yếu tố khác dẫn đến việc thay đổi dòng FDI toàn cầu. Môi trường kinh doanh cải thiện ở các nước đang nổi là "yếu tố kéo" và giúp hạn chế sự suy giảm của dòng FDI vào các nước này. Toàn cầu hoá và áp lực cạnh tranh tăng lên cũng làm cho thiệt hại của việc không nắm bắt các cơ hội ở các thị trường năng động và có chi phí thấp tăng lên. Yếu tố cuối cùng giúp thị phần trong FDI toàn cầu của các nước đang nổi tăng là đầu tư của các nước này ra nước ngoài tăng, trong đó một phần của khoản đầu tư này lại nhằm đến chính các nước đang nổi.

Mặc dù suy giảm mạnh trong năm 2009, nhưng có nhiều lý do để hy vọng triển vọng FDI sẽ sáng sủa hơn trong trung hạn, đặc biệt là ở các thị trường đang nổi chính. Các yếu tố đề cập ở trên khẳng định các xu hướng FDI ở các nước phát triển và các nước đang nổi sẽ tiếp tục tồn tại, bao gồm cả việc áp lực cạnh tranh lớn hơn buộc các công ty phải tìm đến các điểm đầu tư có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả đó là kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng trở lại, mặc dù sẽ không thể sớm trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng, và các thị trường đang nổi phục hồi nhanh hơn so với các nền kinh tế phát triển.

Dòng FDI toàn cầu dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2010 cùng với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, do sự phục hồi kinh tế toàn cầu tương đối yếu và lĩnh vực tài chính còn nhiều khó khăn nên sự phục hồi của FDI cũng chậm chạp.

Do hàng loạt các yếu tố nên dự báo dòng vốn FDI sẽ giảm từ mức 3% GDP toàn cầu xuống mức trung bình 2,5% GDP toàn cầu trong giai đoạn 2010-2014. FDI vào các thị trường đang nổi dự báo cũng giảm từ mức 4% GDP của các nước đang nổi xuống mức trung bình 3% trong giai đoạn 2010-2014./.

Nguyễn Chiến