Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bản báo cáo: “Tình hình và Triển vọng của nền kinh tế thế giới (WESP)" mới nhất của Cơ quan phụ trách các vấn đề KT-XH của LHQ (UN DESA) cho biết, tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến rối loạn nghiêm trọng trên các thị trường tài chính và tăng rủi ro toàn cầu, từ đó làm giảm mức tăng trưởng toàn cầu hơn nữa.
Hiện nay, hầu hết các nước phát triển đang cố gắng phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn 2008-2009, nhưng các biện pháp khắc khổ tài chính, cộng với nhiều chính sách mâu thuẫn khác, đặc biệt ở các nước châu Âu, nhằm cải thiện tình hình nợ đang có nguy cơ gây thiệt hại kinh tế và xã hội.
Đặc biệt, các nước châu Âu đang gặp khó khăn trong việc khắc phục các yếu kém này. Tình hình ở Italia và Tây Ban Nha đang gây nên mối nguy hiểm lớn nhất cho Eurozone do quy mô của các khoản nợ ở hai nước có khả năng thách thức các quỹ cứu trợ của khu vực.
Do đó, Cơ quan của LHQ nhấn mạnh vấn đề quan trọng là các nước phải thay đổi chính sách tài chính và chuyển trọng tâm từ củng cố tài chính ngắn hạn sang khả năng bền vững tài chính trung hạn đến dài hạn. Các chính phủ phải kết hợp chính sách tài chính trong nước với hệ thống tài chính quốc tế và sử dụng chính sách tài chính để tạo công ăn việc làm trực tiếp cho người dân và tăng trưởng xanh.
Bên cạnh việc thay đổi các chính sách tài chính, WESP đề nghị các nước cần hợp tác chính sách tiền tệ trong nước với các tổ chức quốc tế và đẩy mạnh cải cách khu vực tài chính.
Kim Chung