• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khuyến nông Thủ đô hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, thủy sản hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả, qua đó vừa giúp gia tăng giá trị kinh tế sản xuất, vừa giúp nâng cao đời sống cho nhiều bà con nhân dân tại ngoại thành Thủ đô.

01/11/2024 20:19
Khuyến nông Thủ đô hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, thủy sản hiệu quả- Ảnh 1.

Mô hình nuôi bò sinh sản tại huyện Thạch Thất được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ thực hiện. Ảnh: Vân Nga

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, trong hai năm 2023- 2024, Trung tâm đã đưa giống bò cái nền sinh sản vào nuôi tại các vùng có bãi chăn thả, vùng chăn nuôi trọng điểm giàu thức ăn xanh như ở: Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ…, với tổng đàn bò của dự án là 170 con bò cái Zebu (lai Shind, lai Brahman…).

Mô hình áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo với giống 3B chuyên thịt nhằm tăng số lượng đàn bò cái nền và sản lượng bò thịt cung cấp cho Thủ đô. Việc triển khai mô hình đã góp phần tận dụng được lao động nông nhàn tại địa phương, đồng thời đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ phát triển kinh tế. Sau hơn một năm triển khai, đàn bò sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, các chỉ tiêu sinh sản cao, tỷ lệ số bò động dục hiện đã đạt trên 90%; đã phối giống cho 158 con, trong đó có 100 con đã xác định có chửa và 58 con theo dõi chửa. Vào cuối tháng 9, những con được phối giống sẽ sinh sản. Trong năm 2024, Trung tâm tiếp tục triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản năm 2024 - 2025 với quy mô 40 con; hiện bò khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, ăn tốt, đã quen với môi trường nuôi mới.

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản tại huyện Thạch Thất. Năm 2022 triển khai ở xã Phú Kim; năm 2023 triển khai ở xã Hạ Bằng và Yên Bình và năm 2024 triển khai ở 3 xã Cẩm Yên, Dị Nậu và Cần Kiệm. Qua thực tế triển khai, bà con nông dân đều đánh giá cao về hiệu quả của mô hình, đây là một chương trình thiết thực, giúp cải thiện rõ rệt trong chăn nuôi và nâng cao sinh kế cho người dân.

Chia sẻ với báo chí, anh Nguyễn Văn Hải, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất cho biết, gia đình anh nhận 5 con bò giống khỏe mạnh của mô hình khuyến nông. Đây là giống bò khỏe ít bệnh, dự kiến mỗi năm bò sinh sản sẽ giúp cho gia đình anh có thêm nguồn thu khá lớn. Hộ chăn nuôi của anh đã đáp ứng được các tiêu chí về chuồng trại, đất trồng cỏ, lao động và vốn đối ứng 50% giá trị giống, vật tư. Anh Hải chỉ cần đầu tư thêm mộ số máy móc để chế biến thức ăn cho bò, nguồn thức ăn lấy từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành, chi phí sản xuất.

Khuyến nông Thủ đô hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi, thủy sản hiệu quả- Ảnh 2.

Mô hình khuyến nông nuôi cá trong lồng vừa bảo đảm an toàn thực phẩm vừa mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Việc triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản vừa giúp tận dụng được lợi thế diện tích ruộng đồng để chăn thả tự nhiên, vừa giúp nông dân không lãng phí thời gian, sức lao động những lúc nông nhàn; đồng thời giúp hỗ trợ, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Ngoài mô hình kể trên, năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội có thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi khác cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Như mô hình chăn nuôi gà lông màu thương phẩm theo hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm, với quy mô 15.000 con gà mía lai. Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, dai thịt; tham gia mô hình các hộ được hướng dẫn áp dụng phương thức nuôi theo hướng an toàn sinh học và sẽ được cấp chứng nhận VietGAP khi đảm bảo chất lượng, dự kiến rất được thị trường ưa chuộng. Gà giống cấp đầu tháng 8, hiện gà khoả mạnh, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 97%, trọng lượng trung bình từ 550 - 570 gram/con.

Hay mô hình nuôi thuỷ sản theo hướng VietGAP, có quy mô 25 ha, thả 225.000 con cá chép V1 và 150.000 con cá rô phi. Áp dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, ngoài các điều kiện tự nhiên như môi trường ao nuôi, nguồn nước, các hộ được hướng dẫn lập sổ ghi chép nhật ký sản xuất nhằm truy xuất nguồn gốc cá. Hiện đàn cá khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều. Cá chép đạt trọng lượng từ 640 - 660 gram/con, cá rô phi đạt từ 640 - 660 gram/con.

Bên cạnh đó còn có mô hình nuôi cá lồng, quy mô lồng nuôi 1.000 m3, thả 20.000 con cá lăng nha. Nuôi cá lồng bè tận dụng được diện tích mặt nước lớn của sông, hồ chứa để sản xuất thuỷ sản. Đồng thời, sẽ tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong nguồn nước, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi, hạn chế được việc sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng. Hiện tại đàn cá khỏe mạnh, phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt 840 - 870 gram/con.

Với những kết quả đạt được, theo bà Vũ Thị Hương, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện các mô hình đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, chỉ đạo cơ sở và các hộ tham gia mô hình thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh hại trên cây trồng, đàn vật nuôi, thuỷ sản theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, vườn cây, chuồng nuôi; làm tốt công tác dự tính, dự báo, phát hiện sớm và xử lý sớm ngay khi có các dấu hiệu của dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản nếu có. Chủ động các biện pháp phòng chống mưa bão từ nay đến cuối năm.

Thiện Tâm