• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

'Kích hoạt' được sức mạnh mềm văn hóa trong phát triển KT-XH

(Chinhphu.vn) - Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội, sáng 25/5.

25/05/2022 13:57
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã 'kích hoạt' được sức mạnh mềm văn hóa trong phát triển KTXH - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Kon Tum) phát biểu tại thảo luận tổ - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tiếp theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3, sáng 25/5, các đại biểu Quốc hội  thảo luận tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2021 và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng (đoàn Kon Tum) cho rằng khi đánh giá và đóng góp các ý kiến vào việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của Chính phủ, cần phải nhìn nhận một cách khách quan về những đặc điểm của năm 2021 để có cách tiếp cận đúng.

Theo đó, trong Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đều nhìn nhận chung 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII với quyết tâm chính trị cao, đây là tiền đề để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH.

Tuy nhiên, chúng ta triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Năm 2021, đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến toàn bộ nền KT-XH, có những điều chưa có tiền lệ, vượt ra khỏi dự báo. Ở trong nước, chúng ta chưa có đủ cơ sở, trang thiết bị y tế để chống dịch, vaccine thời điểm này muốn mua cũng không có.

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL, để phục hồi kinh tế, hàng loạt quyết sách mà Chính phủ tham mưu đã trở thành Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội đã đáp ứng được phần dự báo, sát đúng tình hình để lãnh đạo.

"Từ Kết luận 07 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 43 của Quốc hội cho chúng ta thấy được sự vượt khó của toàn hệ thống chính trị. Từ khâu dự báo đến khâu quyết nghị. Chúng tôi cho rằng sự chuyển hướng từ "zero COVID" sang thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả như một cánh cửa mở ra để thúc đẩy kinh tế", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng phân tích.

Nhờ quyết sách này, trong quý IV/2021, bằng ngoại giao vaccine, quan hệ đối ngoại, chúng ta đã nằm trong danh sách các quốc gia có độ bao phủ vaccine cao. Nhờ đó, tính mạng người dân được đảm bảo, thị trường sản xuất công nghiệp, nông nghiệp được trở lại bình thường.

Trong quý IV/2021, tốc độ tăng trưởng của đất nước đạt 5,2%, cả năm đạt 2,58% - là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương. Trong khi đó, nhiều quốc gia có tiềm lực mạnh vẫn tăng trưởng âm. Thu ngân sách chúng ta cũng vượt dự toán. Một số chỉ số thu hút đầu tư của chúng ta tăng lên nhờ những giải pháp kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng kết quả đạt được rất lớn, trong sâu xa của nguyên nhân đó là sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ.

"Chúng ta cũng phải thấy rõ rằng kết quả đạt được đó là nhờ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã kích hoạt được sức mạnh mềm văn hóa. Trong đại dịch, chúng ta thấy được giá trị văn hóa tỏa sáng. Chính văn hóa đưa được đến thành công, tạo "vaccine tinh thần" để chúng ta vượt lên, vượt qua đại dịch", Bộ trưởng VHTT&DL nhìn nhận.

"Chúng ta đã vượt khó"

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, trong Báo cáo có đặt vấn đề một số chỉ tiêu chúng ta đang đặt thấp, tuy nhiên, nhìn từ phân tích trên, những chỉ tiêu này có yếu tố khách quan. Ví dụ như thu nhập bình quân đầu người, năm 2021 chúng ta đạt 3.680 USD (kế hoạch là 3.700 USD/người/năm), trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với dịch bệnh thì những chỉ số đó chính là sự vượt khó của chúng ta.

Trong Báo cáo cũng đề nghị thảo luận việc "chưa thống nhất trong chỉ đạo dịch bệnh", ở góc độ này, Bộ trưởng cho rằng chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh là vấn đề khó. Khi thực hiện chính sách, thời điểm đầu, dịch bệnh rất căng thẳng, độ bao phủ vaccine còn thấp, khi chúng ta đang theo đuổi "zero COVD-19", có chỗ này, chỗ khác chưa đồng bộ, làm cản trở trong việc lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, có những điều trong thời điểm đó chưa có trong luật.

Tuy nhiên, sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo nhất quán, theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đi sâu, đi sát. "Chắc chúng ta chưa quên, Thủ tướng còn xuống tận nơi để thăm hỏi người dân trong vùng dịch. Làm việc trực tiếp với Chủ tịch phường để nắm tình hình. Nhờ đó, tình hình dịch bệnh đã sớm được kiểm soát", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Về kết quả thực hiện KT-XH đầu năm 2022, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43, cả hệ thống chính trị đã tập trung thực hiện với một số chính sách rất mạnh dạn. Ví như mở thị trường du lịch quốc tế dựa trên tiềm lực và luận cứ khoa học. Thời điểm đó, Việt Nam là một quốc gia làm sớm việc này, sớm hơn cả Thái Lan và một số quốc gia trong khu vực.

"Mấy hôm nay, chúng ta đã được sống trong bầu không khí tưng bừng của SEA Games 31 sau thời gian dài đối mặt với dịch bệnh. Về góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi không nhận thành tích này của Bộ VH-TT&DL mà đó là của cả hệ thống chính trị, của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ, Quốc hội", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Hải Liên