• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm soát chặt chẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Chiều 19/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP chủ trì buổi giao ban định kỳ về đảm bảo VSATTP với các cơ quan, đơn vị liên quan

20/12/2011 13:05
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì buổi giao ban. Ảnh: Chinhphu.vn

Trong thời gian qua, các ngành chức năng đã làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tác động tích cực đến nhận thức cho tới hành vi của người dân trong thực hiện VSATTP, nhưng đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn.

Theo Ông Nguyễn Công Khẩn , Cục trưởng Cục VSATTP, Bộ Y tế, tình trạng vi phạm khi cố tình sử dụng phụ gia thực phẩm còn diễn ra khá phổ biến. Tại miền Bắc đã phát hiện nhiều mẫu thực phẩm có chứa Rhodamine B với hàm lượng từ 20,2 đến 110,2 mg/kg. Nhiều mẫu thực phẩm sử dụng Nitrit (trong xúc xích, giăm bông), phẩm màu có chứa kiềm (trong nước giải khát, mỳ ăn liền). Đặc biệt là có 15,6% mẫu bún, bánh phở, bánh giò, bánh su sê có sử dụng hàn the (chất không có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng).Tại các tỉnh phía Nam, 298/437 mẫu sản phẩm là mì sợi tươi, thực phẩm chay dương tính với formol. 86/115 mẫu có dương tính với chất tẩy trắng với các mẫu hoa chuối, bẹ chuối, măng chua. Có 28/52 mẫu sử dụng phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế, tập trung vào các mẫu tôm khô, hạt dưa, mứt… Rất nhiều mẫu thực phẩm được phát hiện ở Tây Nguyên, miền Trung như: đồ khô, mứt, dưa muối các loại, cá viên khô, bánh bao, phô mai, sữa tiệt trùng, thực phẩm chay, tương bột, mỳ ăn liền… đã sử dụng chất phụ gia, hoặc nhiều chất phụ gia cùng lúc với mức sử dụng quá giới hạn cho phép từ 20-40% đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến khảo sát về công tác đảm bảo VSATTP tại một số chợ đầu mối của TP. Hồ Chí Minh. Bộ trưởng bày tỏ lo ngại khi những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể vừa qua mới chỉ là ngộ độc cấp tính, còn điều đáng ngại nhất là ngộ độc mãn tính, về lâu dài chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh đặt các trạm kiểm soát, kiểm dịch thực phẩm ở các chợ đầu mối để có thể xử lý nghiêm và kịp thời các vụ vi phạm.

Phát biểu tại buổi làm việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Y tế thời gian tới cần thực hiện công tác chuẩn bị để triển khai Tháng hành động VSATTP trước Tết Nguyên đán (từ ngày 6/1/2012). Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ, chú trọng kiểm soát hàng hóa thực phẩm không rõ xuất xứ, nhập lậu qua biên giới. Giao Bộ Y tế nhanh chóng trình công điện của Thủ tướng Chính phủ về VSATTP trong dịp trước Tết Nhâm Thìn…Phó Thủ tướng nêu rõ, trong năm 2012 cần triển khai đẩy mạnh thông tin giáo dục truyền thông để thay đổi hành vi của người dân đối với VSATTP. Triển khai tháng hành động về VSATTP với chủ đề nhằm giảm ngộ độc cấp tính trong các bếp ăn tại các khu công nghiệp. Bên cạnh việc công bố những vi phạm, báo chí cũng cần biểu dương kịp thời những điển hình trong thực hiện tốt VSATTP.