• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm soát chặt chẽ thực vật biến đổi gene

(Chinhphu.vn) - Việc sử dụng thực vật biến đổi gene để làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đang được nghiên cứu theo hướng an toàn và gia tăng giá trị, hiệu quả cho người sản xuất.

11/10/2013 09:11

Ngô có nguồn gốc là cây trồng biến đổi gene được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh VGP/Đỗ Hương

Tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư "Quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi", Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, từ năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt và giao cho Bộ NNPTNT thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Bộ đã bước đầu thực hiện đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời đang thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu của một số loại cây trồng như ngô, đậu tương. Từ năm 2010, Bộ NNPTNT đã triển khai khảo nghiệm ngô biến đổi gene trên diện hẹp và hiện tại, công việc vâng đang được tiến hành.

Theo Bộ NNPTNT, việc xây dựng, ban hành văn bản pháp lý này nhằm quản lý chặt chẽ hơn các loài thực vật biến đổi gene trong nước và nhập khẩu vào nước ta để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Điều này góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo điều kiện cho công nghệ sinh học phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hiện mỗi năm nước ta phải nhập hơn 4 triệu tấn đậu tương, khô dầu đậu tương và 1,5 triệu tấn ngô, trong đó có sản phẩm biến đổi gene.

Theo Dự thảo Thông tư được xây dựng, thực vật biến đổi gene được cấp giấy xác nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện.

Thứ nhất, thực vật biến đổi gene được Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gene đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Thứ hai, thực vật biến đổi gene được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

 Đỗ Hương