• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm soát chặt lạm phát để hỗ trợ sản xuất, phát triển KT-XH

(Chinhphu.vn) – Trong bối cảnh lạm phát 10 tháng đầu năm được kiểm soát ở mức thấp (CPI bình quân 10 tháng đầu năm tăng 1,81%) thì việc giá nguyên vật liệu tăng cao chưa tạo áp lực lớn lên việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021.

03/12/2021 13:57
Ảnh minh họa
Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, khi giá gas, giá xăng dầu cùng nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) các tháng còn lại của năm 2021.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, diễn biến tăng giá nguyên liệu trên thế giới đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến mặt bằng giá trong nước, nhất là đối với những mặt hàng có mức giá được tham chiếu từ giá thế giới hoặc chịu tác động từ giá nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát 10 tháng đầu năm được kiểm soát ở mức thấp (CPI bình quân 10 tháng đầu năm tăng 1,81%) thì việc giá nguyên vật liệu tăng cao chưa tạo áp lực lớn lên việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2021.

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá ngày 26/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành quyết tâm thực hiện kiểm soát lạm phát dự kiến khoảng 2,0%, để góp phần hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống xã hội, trong trường hợp bất thường dự kiến cũng không vượt quá 2,5%, bảo đảm thực hiện mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Tuy nhiên, Ban chỉ đạo cũng nhận định áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn nhất là khi xu hướng các nước đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược khiến giá cả nguyên liệu tăng cao; đặc biệt trong thời điểm đầu năm 2022 khi nhu cầu tiêu dùng theo quy luật tăng trong dịp Tết Nguyên đán cũng như tổng cầu nền kinh tế sẽ có những hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đã có chỉ đạo công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời; tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân, nhất là dịp lễ, Tết Nguyên đán 2022; đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá…
Anh Minh