• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) – Kiểm toán Nhà nước vừa tổ chức hội thảo khoa học "Kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19" để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cơ quan quản lý và các lực lượng tuyến đầu chống dịch nhằm hoàn thiện Đề cương kiểm toán chuyên đề này trước khi ban hành.

20/01/2022 09:07
Báo cáo kết luận kiểm toán sẽ được công bố trước 31/5 - Ảnhh:VGP.

Báo cáo kết luận kiểm toán sẽ được công bố trước 31/5 - Ảnhh: VGP


Tại hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa cho hay mục tiêu của đợt kiểm toán chuyên đề nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật, việc ban hành các cơ chế chính sách cũng như khó khăn vướng mắc trong quá trình huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 của các bộ, ngành, địa phương, để kịp thời báo cáo Quốc hội, Chính phủ và thông tin tới công luận và xã hội.

Đợt kiểm toán chuyên đề sẽ được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tiến hành tại 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các bộ, ngành, cơ quan như: Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Đáng chú ý, lãnh đạo KTNN cho biết cơ quan này không kiểm toán việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm COVID-19 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương vì nội dung này đang được Thanh tra Chính phủ thanh tra diện rộng, KTNN chỉ tổng hợp số liệu theo báo cáo của các đơn vị. Báo cáo kết luận kiểm toán sẽ được công bố trước 31/5.

Về tổ chức, mỗi chuyên ngành, khu vực sẽ thành lập một đoàn kiểm toán để thực hiện kiểm toán tại các bộ, ngành và địa phương.

Phó Tổng KTNN Vũ Văn Họa nêu một số nội dung kiểm toán và kỳ vọng các chuyên gia nên tập trung trao đổi, đóng góp thêm ý kiến. 


Thứ nhất, sẽ kiểm toán về huy động các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19, đây là nội dung hết sức quan trọng bởi nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19 rất đa dạng và phong phú, như từ NSNN (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương); kinh phí và quỹ của các cơ sở y tế; nguồn viện trợ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ dịch vụ xét nghiệm; sự đóng góp của các lực lượng tuyến đầu chống dịch, chính sách thuế (miễn, giảm, gia hạn thuế…), chính sách tín dụng (giảm lãi, kéo dài thời gian trả nợ, gia hạn, giữ nguyên nhóm nợ…).


Lãnh đạo KTNN cho rằng cần xác định đúng, chính xác các nguồn lực phòng chống dịch COVID-19 và đề nghị các đại biểu, tập trung cho ý kiến về việc xác định các nguồn viện trợ, tài trợ bằng hiện vật; thu từ dịch vụ xét nghiệm; chính sách thuế và chính sách tín dụng, cũng như việc sử dụng các nguồn lực từ các cơ sở khám chữa bệnh trong bối cảnh hầu hết các đơn vị đều thực hiện tự chủ về tài chính nhưng nguồn thu lại bị sụt giảm nhiều… 


Thứ hai, về sử dụng các nguồn lực, có rất nhiều chính sách, khoản chi của Trung ương, các bộ, ngành, địa phương dành cho các lực lượng như chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch (y, bác sĩ, quân đội, công an, tình nguyện viên…); chính sách đối với bệnh nhân được điều trị, người bị cách ly y tế; chính sách đối với người lao động; chính sách an sinh xã hội…cần được kiểm toán.

Cần có các ý kiến góp ý về khó khăn, vướng mắc về cơ sở pháp lý và hồ sơ thanh, quyết toán, nhất là việc thực hiện các khoản chi và các chính sách trong bối cảnh "chống dịch như chống giặc" .

Thứ ba, khó khăn, vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức xây dựng, thanh, quyết toán chi phí xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thu dung, cơ sở cách ly, cơ sở điều trị, bệnh viện dã chiến…

 

Thứ tư, khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ bằng hiện vật, nhất là các phương tiện phòng, chống dịch như vaccine, phương tiện vận tải, máy thở, ô xy và các trang thiết bị y tế khác…

Thứ năm, việc xây dựng và ban hành giá các loại dịch vụ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là giá các dịch vụ xét nghiệm.



Thứ sáu, khó khăn vướng mắc trong việc thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh thông thường và khám chữa bệnh cho người bệnh mắc COVID-19…

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về cơ chế tài chính và những khó khăn, vướng mắc trong sử dụng, thanh quyết toán các nguồn lực; cơ chế chính sách hỗ trợ; cơ chế hỗ trợ DN về thuế và các khoản thu ngân sách trong phòng, chống dịch…

Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết trong quá trình chống dịch, có một số vấn đề khó khăn phát sinh. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách hiệu quả chưa cao; tỉ lệ giải ngân thấp do giai đoạn đầu áp dụng nhiều điều kiện, tiêu chuẩn còn quá cao, quy trình, thủ tục còn nhiều, thiếu linh hoạt; thông tin hướng dẫn chưa kịp thời dẫn đến các cá nhân, tổ chức thụ hưởng chính sách khó tiếp cận chính sách, chưa phù hợp với nhu cầu của đối tượng thụ hưởng. 

Nhiều chính sách được ban hành trong bối cảnh đại dịch phức tạp nên mang tính ứng phó trước mắt, thời hạn áp dụng hạn chế, chưa có chính sách tập trung cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể có quy mô lớn, có tính chất phục hồi dài hạn hơn là giải cứu trong ngắn hạn. Đối tượng hỗ trợ rộng, thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, yêu cầu trong thời gian ngắn cần phải ban hành chính sách, nên quá trình đánh giá tác động và lấy ý kiến góp ý chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn…

Lãnh đạo KTNN ghi nhận những ý kiến, kinh nghiệm được chia sẻ để hoàn thiện đề cương và lưu ý trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19". Sau khi kết thúc kiểm toán, KTNN sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổng hợp, xây dựng báo cáo và phối hợp, thống nhất trước khi báo cáo Quốc hội và Chính phủ theo quy định.

Theo bà Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội - sơ bộ tổng nguồn lực bằng tiền huy động cho công tác phòng, chống dịch, mua vaccine, thuốc điều trị COVID-19, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước và các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 tính đến ngày 15/10/2021, khoảng 150.000 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này chưa bao gồm nguồn vận động viện trợ, tài trợ vaccine, máy móc, trang thiết bị chống dịch, xuất cấp gạo dự trữ quốc gia. Trong tổng nguồn lực chi phòng, chống dịch, nguồn lực từ Trung ương khoảng 51.660 tỷ đồng, nguồn lực địa phương khoảng 75.850 tỷ đồng, chi từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 16.600 tỷ đồng. Các nghị quyết của Quốc hội đều đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua; cả hệ thống chính trị đã có nhiều nỗ lực, chung sức, đồng lòng, kiên trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Anh Minh