• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm tra 51 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt lớn

(Chinhphu.vn) - Các cơ sở thuộc diện kiểm tra đều là những các cơ sở xử lý chất thải có công suất lớn, công nghệ điển hình, hoặc các địa phương có những vấn đề nổi cộm về quản lý chất thải.

05/04/2019 16:49
Tổng cục Môi trường sẽ kiểm tra 51 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt lớn. Ảnh minh họa
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) sẽ tổ chức 4 đoàn công tác để kiểm tra 51 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt lớn tại 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đánh giá toàn diện công tác quản lý Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Đây là các cơ sở xử lý chất thải có công suất lớn, công nghệ điển hình hoặc các địa phương có những vấn đề nổi cộm về quản lý chất thải. Còn các cơ sở xử lý chất thải khác sẽ do sở TN&MT các tỉnh, thành phố kiểm tra, đánh giá.

Nội dung kiểm tra 51 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt lớn tập trung vào việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các hồ sơ môi trường được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường...; sự phù hợp với quy hoạch của địa điểm cơ sở xử lý; công suất thiết kế so với lượng chất thải tiếp nhận thực tế. Bên cạnh đó là phương pháp, công nghệ, công suất xử lý đang áp dụng; xuất xứ của công nghệ; đơn giá đang áp dụng đối với từng phương pháp xử lý; hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, sẽ kiểm tra đối với các lò đốt chất thải; quy trình công nghệ, quy trình vận hành các thiết bị; vệ sinh công nghiệp liên quan đến công nghệ xử lý; các chính sách, hỗ trợ của địa phương đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, các đoàn công tác của Tổng cục Môi trường sẽ lấy mẫu phân tích để đánh giá hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường. Đối với các lò đốt chất thải sẽ được quyết định trong quá trình khảo sát, đánh giá tại cơ sở. Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, việc lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường sẽ được thực hiện bởi 2 đơn vị độc lập.

Bộ TN&MT cũng đã yêu cầu các địa phương trên toàn quốc báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn, để bước đầu nắm bắt thông tin tổng quát, qua đó triển khai kế hoạch và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý.

Theo đó, UBND tỉnh, thành phố báo cáo các nội dung chính như số lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, thu gom và xử lý; số lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu hồi, tái chế và phân loại tại nguồn; các cơ sở xử lý, bãi chôn lấp; việc tuân thủ quy hoạch về xử lý; các công nghệ xử lý đã triển khai; các đơn vị được giao thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương.

CM