• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm tra việc sử dụng linh vật đá, gỡ khó cho làng nghề

(Chinhphu.vn) – Sáng 29/10, Bộ VHTT&DL đã có buổi làm việc với TP. Đà Nẵng về việc trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam trên địa bàn theo tinh thần Công văn số 2662 của Bộ, đồng thời tìm hướng giải quyết khó khăn cho làng nghề đá Non Nước.

29/10/2014 14:59
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Đà Nẵng cho biết thực hiện Công văn số 2662, ngày 8/8/2014 của Bộ, các ngành chức năng địa phương đã tiến thành rà soát, thống kê số lượng, tình trạng trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử đá và một số vật phẩm khác) trên toàn địa bàn.

Qua khảo sát tình hình thực tế cho thấy, tại các điểm di tích, đình làng đã không còn trưng bày, sử dụng, nhận cung tiến những biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Việc sử dụng tượng lân (nghê), sư tử đá mang phong cách tả thực, châu Âu, Trung Quốc chỉ tập trung chủ yếu ở các khách sạn, chùa, trung tâm thương mại, nhà hàng…

Tuy nhiên sau khi Công văn số 2662 ban hành thì các hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề đá Non Nước Ngũ Hành Sơn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong 2 tháng gần đây, rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh buộc phải cho thợ nghỉ việc, ngừng sản xuất do mặt hàng chính là tượng lân, sư tử không tiêu thụ được, kéo theo sự khó khăn về kinh tế và đời sống của người dân nơi đây. Hiện có 400 hộ sản xuất kinh doanh trong tổng số 900 hộ đã ngừng sản xuất, cho công nhân ngừng làm việc.

Cũng theo ông Chiến, sau khi tổ chức đối thoại thì các hộ này đều cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên việc thực hiện cần có thời gian, có lộ trình; cần có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí để xác định biểu tượng, tượng linh vật như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục; tượng, linh vật nào không được phép sử dụng tại các địa điểm di tích để làng nghề có định hướng cho việc sản xuất kinh doanh.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng chủ trương của Bộ đề ra là hoàn toàn đúng đắn để bảo vệ, bảo tồn nền văn hóa, truyền thống, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam trước sự hội nhập phát triển nhanh chóng của nền hóa thế giới. Tuy nhiên để chủ trương thực sự có hiệu quả, đi vào đời sống thì Bộ VHTT&DL cần sớm tổ chức những diễn đàn, đối thoại với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, văn hóa để tuyên truyền cho người dân hiểu đúng và đầy đủ hơn.

Tại buổi làm việc, trước những khó khăn của Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng trước mắt địa phương cần xem xét hỗ trợ một phần, cơ bản lâu dài phải tìm hướng thay thế sản phẩm phù hợp cho làng nghề.

Đối với những các kiến nghị của Thành phố, Bộ sẽ xem xét và giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Lưu Hương