• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiên Giang: Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường thủy

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 2.700 km sông, kênh, rạch đang được khai thác để vận tải đường thủy với 123 tuyến. Trong đó tuyến đường dài nhất có cự ly 160 km từ TP Rạch Giá đi TP Cà Mau và tuyến ngắn nhất có cự ly 9,3 km từ cảng An Thới đến xã Hòn Thơm (Phú Quốc). Có 35 đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải hành khách đường thủy, với 291 phương tiện, bằng 11.700 ghế. Mỗi năm, các tuyến giao thông đường thủy vận chuyển khoảng 7,8 triệu lượt hành khách và khoảng 3,8 triệu tấn hàng hóa, chiếm 71% lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn. Hệ thống vận tải đường thủy nội địa ở Kiên Giang đã và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và là tuyến giao thông chủ yếu ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. Thế nhưng, điều lo ngại hiện nay là ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường thủy nội địa của người dân còn thấp, cộng với công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng còn bị xem nhẹ. Trước tình hình đó, Kiên Giang đang nổ lực lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy. Một tro

19/04/2011 08:02

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng, phải xem việc xử lý vi phạm cũng là một trong những biện pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục hiệu quả đối với các trường hợp vi phạm. Đại tá Nguyễn Văn Nhúm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang cho rằng: Để đẩy mạnh công tác này, lực lượng chức năng ở các địa phương sẽ tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các lỗi vi phạm. Trong đó, tập trung xử lý nghiêm các lỗi chở quá tải, quá số người, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định. Tuy nhiên cũng theo Đại tá Nguyễn Văn Nhúm, thời gian qua việc xử lý phương tiện giao thông đường thủy vi phạm luật còn gặp nhiều khó khăn. Do lực lượng tuần tra còn mỏng, địa bàn rộng nên khó bao quát. Sau khi xử lý phương tiện vi phạm, không có bến bãi để tạm giữ, bảo quản phương tiện.

UBND tỉnh Kiên Giang phấn đấu, đến cuối năm nay phải hoàn thành công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy trên địa bàn. Vì vậy, các ngành chức năng và các địa phương ở Kiên Giang cần tập trung tuyên truyền sâu rộng đến tổ nhân dân tự quản, tận nhà và người dân về việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện. Các lực lượng chức năng mở các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý phương tiện nhằm tác động đến ý thức chấp hành của người dân. Ngành giao thông và các địa phương cần điều tra, cập nhật số lượng phương tiện giao thông đường thủy hiện có để bảo đảm công tác đăng ký, đăng kiểm đạt kết quả.

Nhân dân