• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiến nghị điều chỉnh nới diện tích một số loại đất

(Chinhphu.vn) - Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ những vấn đề liên quan tới báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội kiến nghị Chính phủ cân nhắc, điều chỉnh diện tích lớn hơn đối với chỉ tiêu đất khu công nghệ cao, giảm diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải đáp ứng định hướng phát triển đất nước đến năm 2030.

04/11/2021 16:27

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh . Ảnh: VGP/Lê Sơn.

Theo Tờ trình, chỉ tiêu diện tích đất khu công nghệ cao được quy hoạch đến năm 2025 là 4.140 ha (chỉ tăng có 510 ha so với năm 2020, chiếm 0,01% trong cơ cấu các loại đất) và không tăng trong giai đoạn 2025-2030. Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh phân tích: Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 là nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2020-2030 đề ra ưu tiên phát triển ngành công nghệ cao. Như vậy, định hướng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao trong giai đoạn 5 năm, 10 năm tới rất rõ ràng; kiến nghị Chính phủ cân nhắc, điều chỉnh diện tích lớn hơn đối với đất khu công nghệ cao, đáp ứng định hướng phát triển đất nước đến năm 2030.

Trong khi đó, chỉ tiêu quy hoạch loại đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2030 là 18.170 ha (tăng 10.000 ha so với năm 2020). Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT cho rằng, việc tăng diện tích đất này như vậy là chưa hợp lý bởi theo định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong xử lý chất thải. Các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến môi trường cần phải bám sát định hướng này. Do vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT đề nghị Chính phủ cần rà soát chỉ tiêu này theo hướng giảm diện tích đất bãi thải, bố trí quy hoạch đất cho xử lý chất thải (chất thải rắn, nước thải), quy hoạch các điểm trung chuyển rác thải tại các đô thị, khu vực nông thôn một cách hợp lý.

Phân tích, tiếp thu một số nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nguyễn Tuấn Anh, nội dung báo cáo đã phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, một số nội dung khuyến nghị quan trọng cần được phân tích, tiếp thu trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể:

Cần phân tích, đánh giá toàn diện hơn để lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp, xác định diện tích đất quy hoạch cho xây dựng hạ tầng thích ứng với BĐKH; tăng tính chống chịu, hạn chế, giảm nhẹ tối đa các tác động của BĐKH, đặc biệt là đối với Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và các đô thị ven biển. Xem xét, bổ sung một số tiêu chí như tỉ lệ xử lý nước thải, tỉ lệ tái sử dụng hoặc tái chế rác thải sinh hoạt để xây dựng các phương án bố trí đất cho hệ thống xử lý nước thải tập trung cho phù hợp.

Làm rõ sự phù hợp của chỉ tiêu diện tích đất xử lý chất thải, đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tương ứng với phương án quy hoạch, chỉ tiêu quy hoạch đất đô thị, đất khu công nghiệp trong tổng thể quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Cần bổ sung chỉ tiêu đất rừng ngập mặn theo khuyến nghị, nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ, khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển, chủ động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất

Đề cập đến xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT kiến nghị, sau khi Quy hoạch được thông qua, Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng hoàn thiện “Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia” theo Luật Đo đạc và Bản đồ; nhằm cung cấp CSDL cho việc xây dựng hệ thống dữ liệu không gian địa lý quốc gia, trong đó có dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thúc đẩy nhanh việc quản lý dữ liệu quy hoạch đất đai theo không gian. Cần phát triển đô thị trên cơ sở định hướng giao thông công cộng, chú trọng cả phát triển không gian ngầm và không gian trên cao.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, việc đánh giá đầy đủ và làm rõ kiến nghị về 3 vấn đề nêu trên sẽ góp phần tăng cường tính khả thi, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới. Việc đề ra các chỉ tiêu và giải pháp phù hợp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chú trọng yếu tố “nền tảng số” trong công tác quản lý nhà nước về đất đai chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nền kinh tế và người dân, đặc biệt khi chúng ta đang chuẩn bị cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. 

Lê Sơn