• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiện toàn cơ sở hạ tầng để thay đổi diện mạo nông thôn giàu đẹp

(Chinhphu.vn) - Trong xây dựng nông thôn mới, việc kiện toàn cơ sở hạ tầng chính là nền tảng cơ bản để triển khai các tiêu chí, hạng mục liên quan hoàn thành mục tiêu đề ra. Vì vậy, thời gian qua, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã tập trung, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất.

29/09/2024 21:46
Kiện toàn cơ sở hạ tầng để thay đổi diện mạo nông thôn giàu đẹp- Ảnh 1.

Những cung đường liên thôn, liên xã tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang được bê tông hóa kiên cố, khang trang. Ảnh: VGP/Thiện Tâm.

Từ đầu năm 2024, với sự chỉ đạo sát sao và đồng lòng từ chính quyền đến người dân, huyện Lạng Giang đã ghi nhận nhiều thành quả đáng khích lệ trong công tác xây dựng nông thôn mới. 

Theo ông Bùi Đức Hùng, Trường Phòng NN&PTNT huyện Lạng Giang, hiện nay toàn huyện đã có tổng cộng 139 công trình xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó 53 công trình đã hoàn thành, 70 công trình đang triển khai và 16 công trình còn chưa thực hiện. Đặc biệt, trong tháng 7/2024, huyện đã công nhận thêm 8/22 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Thôn Núi Thượng, xã Quang Thịnh; thôn Cao Thượng, Bãi Sim, xã Tân Hưng; thôn Dâu, xã Nghĩa Hưng; thôn Tây Lò, Tân Phúc xã Đào Mỹ; thôn Tân Sơn 4 xã Tân Dĩnh; thôn Pha Mác, xã An Hà.

Đồng thời, huyện cũng tập trung duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại các xã như Tiên Lục, Nghĩa Hưng, An Hà và nhiều xã khác. Hiện các xã đã triển khai 7 công trình, trong đó 6 công trình đã hoàn thành, 1 công trình đang thực hiện. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới ở các xã: Hương Lạc, Yên Mỹ, Mỹ Hà. Hiện các xã đã triển khai 18 công trình, trong đó 8 công trình đã hoàn thành, 10 công trình đang triển khai thực hiện.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của huyện Lạng Giang với cơ sở vật chất hạ tầng ngày một khang trang. Hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản được đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các khu vực trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

Đến nay, huyện đã mở mới 5 tuyến đường cấp III với tổng chiều dài 47,6 km; cứng hóa 1005,2 km đường thôn, ngõ xóm khu vực nông thôn, 126,5 km đường nội đồng, tạo thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất cho người dân. 

Bên cạnh đó, Lạng Giang cũng chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng y tế khang trang, hiện đại. Đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng 153 hạng mục công trình trường học; triển khai xây mới, nâng cấp, cải tạo 19 nhà văn hoá xã, 276 nhà văn hóa thôn, 20 khu thể thao xã và 95 khu thể thao thôn.

Ngoài ra, các tuyến đường liên xã, liên thôn của huyện đã được nâng cấp kiên cố, sạch đẹp; nhiều công trình công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa cũng được đầu tư nâng cao chất lượng. Việc bê tông hóa hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng được mở rộng các tuyến đường giao thông phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển nông sản, hàng hóa. 

Những tuyến đường nội thôn, liên thôn cũng đã được mở rộng, nâng cấp với hệ thống đèn chiếu sáng đồng bộ. Điển hình như xã Tân Hưng, theo chính quyền xã, chương trình xây dựng nông thôn mới được bà con nhân dân rất ủng hộ với tinh thần hiến đất làm đường được lan tỏa rộng khắp. Bởi người dân thấu hiểu xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân và vì dân, chính người dân là đối tượng thụ hưởng mọi thành quả của chương trình. 

Chính vì vậy, những cung đường nội thôn, liên thôn trên địa bàn xã luôn rộng rãi, sạch đẹp, có chiều rộng từ 3.5m – 7.5m với đèn chiếu sáng đồng bộ. Đến nay, diện tích hiến đất đã lên tới gần 60.000m2, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất quy hoạch và đất thổ cư, trong đó có những hộ gia đình hiến trên 360m2 đất.

Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, huyện đã và đang thúc đẩy các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Các mô hình như trồng cây ăn quả như: Vải thiều, bưởi, cam hay chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn đã tạo ra những bước đột phá về kinh tế. Qua đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng cao, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của huyện.

Kiện toàn cơ sở hạ tầng để thay đổi diện mạo nông thôn giàu đẹp- Ảnh 2.

Diện mạo nông thôn mới huyện Lạng Giang thay da đổi thịt nhờ cơ sở hạ tầng kiên cố, khang trang. Ảnh: bacgiang.gov.

Đặc biệt, xác định yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới tại Lạng Giang là khả năng huy động nguồn lực. Tính đến thời điểm hiện tại, huyện đã huy động được 2.355 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng, cải thiện chất lượng sống và bảo vệ môi trường. 

Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu trong năm 2024, huyện cần tiếp tục đa dạng hóa nguồn lực, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân. Huyện đã triển khai phương châm "Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của các doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết". 

Bên cạnh đó, huyện huy động các nguồn vốn cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng 153 hạng mục công trình trường học; triển khai xây mới, nâng cấp, cải tạo 19 nhà văn hoá xã, 276 nhà văn hóa thôn, 20 khu thể thao xã và 95 khu thể thao thôn.

Nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người dân để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong năm 2024, huyện Lạng Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Huyện đã phát động các phong trào thi đua sôi nổi, tạo động lực cho người dân tích cực tham gia. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được giới thiệu và nhân rộng, góp phần lan tỏa tinh thần xây dựng nông thôn mới. Các địa phương xuất sắc trong phong trào này sẽ được biểu dương, khen thưởng, tạo ra sự khích lệ và thúc đẩy thi đua giữa các xã, thôn.

Thành công trong việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới không chỉ mang lại diện mạo mới cho khu vực nông thôn mà còn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, huyện Lạng Giang quyết tâm duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí huyện nông thôn mới theo yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025, phấn đấu hoàn thành 1 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao theo yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2021-2025; phấn đấu đến năm 2025 các xã hoàn thành thêm ít nhất 1 tiêu chí theo yêu cầu Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Để hoàn thành những mục tiêu đề ra, UBND huyện Lạng Giang đã sớm đưa ra chương trình, kế hoạch thực hiện, trong đó tập trung vào nâng cao công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu rõ hơn vai trò, lợi ích của quá trình xây dựng nông thôn mới; phát động các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Thiện Tâm